Thái Hà (22.04.2022) – […] Chúa Giêsu bảo: “Các on hãy mang cá mới bắt được lại đây”. Ông Simôn Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn, tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: “Các con hãy lại ăn”. Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi “ông là ai”. Vì mọi người đã biết là Chúa. (Ga 21,1-14)
Đây là chương mà thánh sử Gioan nếu thêm vào, để nhằm mục đích chính là: chứng mình cho con người biết là Chúa đã sống lại thật. Chúa có thân xác như con người và vẫn còn những dấu đinh trên tay, chân, cạnh sườn. Người hiện ra với các môn đệ, đốt than, nướng cá, cùng ăn với các môn đệ. Tin Mừng Gioan mang đầy ý nghĩa biểu tượng. Mẻ cá với 153 con hàm ý mọi dân tộc, mọi người đều được quy tụ về bên Thiên Chúa. Tin Mừng phục sinh đã đến với mỗi người chúng ta, nhưng điều quan trọng là chúng ta có mở lòng ra để đón nhận hay không mà tôi. Ta có xem quê trời là cùng đích cuộc đời mình và đặt trọn niềm phó thác vào nơi Thiên Chúa, hay chỉ mải mê tìm kiếm của cải, danh vọng trần thế, để rồi chỉ khi cần cầu xin điều gì ta mới chạy đến nhà thờ, chạy đến với Chúa. Đó là một lối đạo đức thực dụng, biến Chúa thành một dụng cụ để phục vụ cho cuộc đời của tôi, phục vụ cho những đòi hỏi của cá nhân tôi. Bên cạnh đó, “lưới” (Giáo Hội) không bị rách, cho thấy một Giáo Hội phổ quát, không mai một, luôn đủ chỗ cho mọi người, không loại trừ bất cứ ai. Yếu tố không rách cho thấy Chúa Giêsu luôn hiện diện và nâng đỡ Giáo Hội. Chúng ta tin vào Giáo Hội là đang tin vào chính Thiên Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con thường dùng lý trí để xác định lòng tin, thực dụng trong đời sống đạo. Xin Chúa uốn nắn tâm hồn, để con yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội và làm chứng cho Giáo Hội luôn phát triển. Amen.
Suy niệm Tin Mừng hằng ngày,
Lời Chúa là cuộc sống.