Đọc phần trước:
(1). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Sở đất ở Thái Hà
(2).Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Xây dựng và khánh thành Nhà Hà Nội
(3). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Tập và Học Viện đào tạo tu sĩ
(4). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Nhà thờ Thái Hà và Việc sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
(5). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Hà Nội những năm thử thách 1940-1946
(6). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Hà Nội sau năm 1954 – Cha Paquette và cha Côté
(7). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Cha Giuse Vũ Ngọc Bích
THẤY MARCEL NGUYỄN TÂN VĂN
Nguyễn Tân Văn sinh ngày 15-3-1928, tại Ngăm Giao (Bắc Ninh), gần Hà Nội. Là người con thứ 3 của một gia đình nghèo nhưng đạo đức. Có một người anh, một người chị và người em út là Anne Marie Tế, người em rất thương mến sau này trở thành nữ tu Dòng Chúa Chúa Cứu Thế nữ ở Canada.
Văn đã có chí hướng làm Linh Mục từ lúc bé. Mới 7 tuổi đã từ giã gia đình, đến ở với một Linh Mục tại giáo xứ. Năm 1942, 14 tuổi, Văn nhập Tiểu chủng viện Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ở Quảng Uyên, Lạng Sơn cùng với hai người bạn lớp trẻ tuổi hơn: Hiên sau này làm Linh Mục và đã làm chứng tá về thời gian này. Cha Hiên cho biết: ba bạn thường tìm nơi vắng vẻ, lập bàn thờ, trên đó Văn đặt một mẫu ảnh Thánh Têrêsa Hài Đồng và cùng nhau cầu nguyện. Cha Hiên cho biết Văn thường nói với các bạn: “Theo gương “chị của chúng ta”, chúng ta phải yêu mến Chúa với cả trọn tình yêu của chúng ta, và như thế ngay trong những lúc khổ đau”.
Văn đã có chí hướng noi gương Têrêsa: chu toàn nhiệm vụ là Tình Yêu trong Hội Thánh, luôn “hoán đổi khổ đau thành niềm vui.”
Năm 1945, Văn liên hệ với cha Antonio Boucher và xin vào Dòng Chúa Cứu Thế. Trong thư 8-5-1944 gửi cho cha Boucher, Văn nói lên quyết tâm và đường sống thiêng liêng của mình như sau: “Con rất vui mừng và hứa với cha là con sẽ làm hết sức mình để làm đẹp lòng Chúa Giêsu. Đường con theo không gì khác là đường mà chị Têrêsa của con đã theo xưa”
Cha Antonio Boucher kể: “Tháng 2 năm 1944, ở nhà khách, tôi đã vô cùng ngạc nhiên thấy Gioakim Văn với dáng dấp nhỏ bé nhưng đồng thời tôi cũng rất cảm phục ý chí quyết được vào tu. Tôi tự nghĩ rằng phải có một phép lạ thật sự để thỏa mãn ước muốn của cậu. Và phép lạ đã đến thật.
Văn nhập tu viện Hà Nội ngày 17-10-1944. Tháng 5-1945 Văn vào Nhà Tập, gặp lại cha Antonio Boucher lúc ấy làm Bề trên Nhà Tập. Văn viết trong bản tự thuật về ơn gọi của mình: “Đúng là Giêsu-Marcel và Marcel-Giêsu là hai tên mà chỉ là một.
Từ đó, cha Boucher là người luôn nhận được những tâm sự của thầy và sau này, cha đã bỏ mấy chục năm để dịch những gì thầy đã viết ra. Bản tiếng Pháp nay đã được in và dịch ra nhiều thứ tiếng khác. Cha viết: “Với tư cách là Giám Tập và cố vấn thiêng liêng, tôi quả quyết rằng hằng ngày tôi sống cạnh thầy Marcel mọi biến cố lớn nhỏ được kể lại trong những tờ giấy nhỏ Thầy viết và trao lại cho tôi mỗi ngày. Được đọc những văn bản đó, tôi có linh cảm rằng người tu sĩ nhỏ bé này Chúa Giêsu, Đức Maria và Têrêsa cầm tay hướng dẫn sẽ có một nhiệm vụ trong Giáo Hội và thế giới.”…. tôi khiêm tốn nhận rằng Thầy Marcel đã dạy cho tôi về linh đạo nhiều hơn là Thầy đã học được ở những gì tôi dạy cho Thầy”
Cha Antonio Boucher đã làm chứng về cuộc sống gương mẫu, sự tinh anh của linh hồn, đức vâng phục trọn vẹn đối với cha linh hướng và lòng đại độ của Thầy trước những đau khổ và hy sinh. Thầy Marcel Văn khấn Dòng ngày 8-9-1946 và bắt đầu phục vụ.
Tại Hà Nội, phụ trách phòng may và phòng Thánh. Năm 1950, Thầy được cử về Sài Gòn cho đến năm 1952 thì về Đà Lạt và khấn trọn ngày 8-9-1952.
Khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Thầy tình nguyện xin trở về Hà Nội lúc này chỉ còn 3 Linh Mục và 2 Thầy. Thầy Marcel viết cho cha Boucher ngày 10-9-1954: “Xin cha hãy cầu nguyện nhiều cho con. Có lẽ khổ đau đang chờ đón con ở Hà Nội sẽ không đạt đến mức con lo ngại, nhưng nếu nó to lên và lướt qua mức con chờ đợi thì với sức mạnh của Thiên-Chúa, con sẽ không sợ gì. Dầu thế nào đi nữa thì con vẫn cần có người không ngưng cầu nguyện để cho con được ơn sức mạnh, bởi vì chính con lại sợ là mình không cầu nguyện đủ.”
Ngày 7-5-1955, khi đi lấy lại chiếc xe gắn máy đã đưa đi sửa. Thấy bị bắt. 15 ngày tạm giam, rồi 5 tháng biệt giam trước khi bị kết án 15 năm khổ sai ngày 26-5-1956.
Thầy đã thường nói đến hy lễ Thầy phải dâng cho Chúa trong gian nan khổ đau. Thầy đã sống tinh thần “hiến tế” đó trong những ngày tháng còn lại, cho đến chết.
Cuối cùng, thầy đã chết ngày 10-7-1959. Cha Vinh, cha xứ nhà thờ chánh Tòa Hà Nội là vị Linh Mục đã có mặt và giúp đỡ thầy trong lúc cuối đời.
Cuộc đời của Thầy Marcel quá đơn giản. Chỉ đến năm 1986, nhờ cha Antonio Boucher, những gì thầy viết mới được biết đến. Người ta đã nhận được tín thư của đời Thầy: “sống từng giây phút vì bởi lòng mến.”
CÁC SÁCH VỀ THẤY MARCEL VĂN
Các sách, bài báo, chia sẻ, bướm, audio, video… về Marcel VĂN rất nhiều. Xin kê khai lại một số mà chúng tôi biết để tiện cho nghiên cứu:
1- L’ Amour ne peut mourir. Linh Mục Marie-Michel. Fayard
do idi nin
2- L’ Amour me connait. Linh Mục Marie-Michel. Fayard
3- L’enfant de l’Aurore, Linh Mục Marie-Michel, Fayard
4- Quel est ton secret, petit Văn? Do nhiều tác giả, đề tựa của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Thuận
5- Petite Histoire de Văn, Cha Antonio Boucher. Đề tựa của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Thuận.
6- Oeuvres complètes
Tome I: Autobiographie, tựa của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Thuận
Tome II: Les Colloques, tựa của Đức Hồng Y Schonborn.
Tome III: La correspondance, tựa của Nữ tu Anne Marie Tế người em ruột của Thầy Văn
Tome IV: Autres Ecrits, tựa của cha Giuse Lê Phụng, đã làm nhà Tập với Thầy
7- Văn, Petit frère de Thérèse, Petite histoire illustrée
8- Le Rosaire, textes de Van
9- Nhóm “Les Amis de Văn”, địa chỉ 35- Rue Alain Chartier 75015, Paris, France. Xuất bản “Bullerin des Amis de Văn”, có bài của nhiều Linh Mục Mimault, F.X. Durrwell….
10- Nhiều cuốn sách được dịch ra các tiếng: Anh, Ý, Yphanho, Đức, Balan, Bồ, Ả Rập, Đại Hàn, Nhật…. Riêng cuốn “Tình Yêu Biết Tôi” bằng tiếng Việt do Phan Marie Lệ Vân phỏng dịch. – Ngoài các sách, báo, còn các băng video, audio….
Chúng ta không hiểu tường tận về vụ “Marcel Văn” và không khỏi có thắc mắc khi Dòng Chúa Cứu Thế không có tiếng nói trong việc này. Thầy Văn không được biết đến nhiều tại Việt Nam, nhưng tại các nước Âu Châu, hội “BẠN CỦA VĂN” đã có nhiều hành động để phổ biến những gì Thầy viết. Trong cuộc triển lãm Tôn Giáo tại Paris năm 2001, đã có một gian hàng mang tên: “Les Amis de Gian triển lãm “Religio (2002): les Amis de Văn Văn”, nơi được trình bày ảnh tượng và phổ biến sách đã được phát hành về Thầy.
Năm 2001, hội kỷ niệm 10 năm thành lập. Số hội viên đã lên đến 3.500. Một cuộc Đại Hội đã được tổ chức tại Vézelay trong 2 ngày 7 và 8 tháng 7-2001. Ba nhà thần học nổi tiếng trong đó có 2 cha Dòng Chúa Cứu Thế: Jules Mimault và Francois X. Durrwell và cha Francois Daguet thuộc Cộng đoàn Thánh Gioan đã trình bày về tín thư của thầy Marcel.
Ngoài việc phổ biến các tài liệu về thầy Văn, Hội có chương trình yểm trợ cho các cho các chủng sinh tại Việt Nam, đáp lại ước mong làm Linh Mục của Thầy Văn.
Án phong chân phước cho Thầy được mở tại Địa phận Belley-Ars, ngày 26-3-1997. Khi hoàn tất, toàn bộ hồ sơ được gửi về Bộ phong Thánh.
Nếu Chúa muốn thì đời sống của Thầy MARCEL NGUYỄN TÂN VĂN sẽ được chiếu sáng bởi sự phán quyết của Tòa Thánh và Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam cũng vui mừng nêu gương một người anh em đã sống đạo đức khiêm tốn theo đường hướng của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng: “Con đường Thơ Ấu, con đường nên Thánh bởi tình yêu.”
(còn tiếp)
Lịch Sử Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do, DCCT
Đọc thêm về thầy Marcel Nguyễn Tân Văn:
1.Đôi dòng tiểu sử Thầy marcel Nguyễn Tân Văn
2.Tri ân thầy: 59 năm Tôi tớ Chúa Gioakim Marcel Nguyễn Tấn Văn, C.Ss.R. về với Chúa