Chương I
SALVE REGINA, MATER MISERICORDIE
KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG, MẸ TÌNH THƯƠNG
Tiết thứ nhất
Maria, Trinh Vương Thương Xót
Một hình ảnh cũ
Ở đây, câu chuyện hoàng hậu Esther rất hợp với đề tài chúng ta đang theo dõi. Thánh Alberto Cả đã áp dụng truyện đó vào Nữ Vương Maria của chúng ta, mà hoàng hậu Esther trước kia chỉ là một hình ảnh .
Truyện kể trong chương thứ bốn sách Esther. Dưới triều hoàng đế Axuêru, một sắc lệnh được ban bố truyền tru diệt toàn thể người Do Thái lưu đày trong nước Ba Tư. Ông Macđôkêo, một người Do Thái nạn nhân của sắc lệnh trên và là cha nuôi của Hoàng hậu Esther, tìm cách nhờ Hoàng hậu cứu sống toàn dân; xin Hoàng hậu can thiệp với Hoàng đế hoãn sắc lệnh kia lại.
Thoạt đầu, Esther từ chối vì sợ làm xung nộ oai rồng. Nhưng ông Macđôkêo giải thích và cho người đến nói với Hoàng hậu rằng: “Ngươi đừng ảo tưởng là trong hành Do Thái hết thảy, sẽ chỉ có ngươi là thoát nạn, vì thuộc hoàng triều. Vì nếu ngươi câm miệng mà làm thinh vào lúc này thì vẫn có các độ sinh giải thoát cho người Do Thái từ một chốn khác” (Et 4,13-14). Ông lại thêm rằng, Chúa đặt cháu lên làm Hoàng hậu chỉ có mục đích cứu nguy cho dân tộc lúc này mà thôi.
Cũng thế, nếu có khi nào Nữ Vương Maria ngần ngại cầu xin Chúa tha thứ chúng ta, thì chúng ta, loài người đã bị tội lỗi án phạt, cứ nói với Mẹ rằng: Lạy Nữ Vương chúng con, Mẹ ngự trong cung khuyết Vua trời, vì Chúa đã tuyển Mẹ làm Mẫu Nghi thiên hạ. Mẹ đừng nghĩ được thế là Mẹ mưu phúc lấy một mình, còn để loài người chúng con phải bị tiêu diệt cả. Một phải Chúa nâng Mẹ lên chức cao quyền cả để làm lợi cho mình Mẹ thôi đâu: Tuyển nhiệm Mẹ làm Nữ Vương cao trọng, mục đích của Chúa chính là cốt để Mẹ cảm thương nỗi thống khổ chúng con mà cứu vớt nữa đấy.
Khi thấy Hoàng hậu Esther đến trước ngai vàng, hoàng đế Axuêru đã âu yếm hỏi xem hoàng hậu đến có việc gì; “khanh nài xin gì”. Hoàng hậu tâu lên: “Quả như được mắt hoàng thượng chiếu cố, và nếu là đẹp long hoàng thượng thì xin ban cho thiếp chính mạng thiếp đây, theo lời thiếp nài xin, và cho dân của thiếp theo lời thiếp thỉnh nguyện” (Et 7,2-3). Và lời Hoàng hậu xin đã được chuẩn nhận: một sắc lệnh của Hoàng đế tức thời được ban bố để hoãn sắc lệnh tru diệt trước kia lại.
Đó, nếu hoàng đế Axuêru còn biết cứu sống dân Do Thái vì sủng ái hoàng hậu Esther, thì sao Thiên Chúa yêu dấu Mẹ Maria vô cùng, lại không ưng nghe lời Mẹ, khi Mẹ đến cầu xin những tội nhân thảm thương cậy nhờ đến Mẹ? Mẹ sẽ thưa lên: Lạy Chúa là Vua Con, nếu Con được ơn nghĩa trước mặt Chúa…Nhưng Mẹ không cần phải đặt điều kiện nào nữa.
Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ biết Mẹ là người có phúc, là người được ơn nghĩa Chúa, là người độc nhất trong nhân loại có thể tìm lại được ân sủng mà họ đã bỏ mất; Mẹ biết Mẹ được Chúa yêu thương, được quý trọng hơn hết các thần thánh hợp một. Nên Mẹ lại tiếp lời: Chúa đã yêu thương con, thì xin Chúa xoá cho thần dân của con, xin Chúa tha thứ cho những tội nhân mà con đang thành khẩn xin Chúa cho họ đây. Chúa sẽ không chấp nhận lời Mẹ xin chăng?
Nhưng còn ai không biết lời Mẹ cầu xin đó có giá trị trước nhan Chúa thế nào? Miệng lỡi Mẹ chính là khoản luật khoan dung kia mà. Mỗi lời Mẹ cầu xin có mãnh lực như một khoản luật, vì Chúa đã dụng tâm sẽ đem tình thương ban cho hết những người được Mẹ cầu xin cho.
Thánh Bênađô nêu một câu hỏi: “Tại sao Giáo hội gọi Maria là Mẹ tình thương?”. Rồi ngài trả lời: “Tại vì cốt để cam đoan với ta rằng, Mẹ sẽ khai thác vực sâu khôn dò Chúa thương, rồi ban xuống cho người nào Mẹ muốn, khi nào Mẹ muốn và cách nào Mẹ muốn; sao cho không một tội nhân nào, dầu là than tàn ma dại đến đâu đi nữa, có thể bị trầm vong, một khi đã được Mẹ chí thánh nhận trách nhiệm phù trì cho”.
Tác phẩm “Vinh Quang Đức Maria” của Thánh Anphong sô