Giải thích Tin mừng

Trong Tuần Thánh, khi đọc các Tin mừng Mátthêu, Luca và Gioan, chúng ta thấy ông Phêrô chối Chúa ba lần, nhưng trong Tin mừng Marcô thì chỉ có hai lần. Tại sao người ta không kết nối cả ba vào một Tin mừng để có ý nghĩa thực?

Tất cả các Tin mừng đều nói ông Phêrô chối Chúa ba lần, kể cả Tin mừng Marcô (14:68,70 và 71).

Câu hỏi của bạn đặt ra một vấn đề có ý nghĩa. Có lẽ một khía cạnh trong xác tín của nhiều người Công giáo cũng như Kitô hữu khác là mọi sự trong tôn giáo phải rành mạch trắng đen, không hàm hồ, kể cả Thánh kinh. Mọi chứng cứ không phù hợp đều đồng nghĩa với vô tín, nếu không phải là nhầm lẫn.

Vẫn đề bạn đưa ra không phải là không phổ biến. Khi đọc Tân ước, nhất là các Tin mừng, chúng ta dễ có khuynh hướng nghĩ rằng mình đang đọc tiểu sử của Chúa Kitô như những tiểu sử hiện đại khác. Chúng ta cho rằng công việc trước tiên của Mátthêu, Marcô, luca và Gioan là sắp xếp các sự kiện, hay như bạn nói, “nối kết’’ các tư liệu khác nhau để có được “ý nghĩa thực”.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng các Tin mừng chẳng bao giờ nhằm điều đó, các chi tiết của sự kiện không phải là mối quan tâm hàng đầu của các tác giả Tin mừng. Chủ ý của các ngài là nhằm cắt nghĩa sứ điệp của Chúa Giêsu nhiều hơn, Người muốn gì và các môn sinh của Người cần phải làm gì.

Bởi đó là mục tiêu mà các thánh sử nhắm tới, nên chúng ta sẽ thất bại nếu chúng ta mong chờ một điều gì khác.

Chẳng hạn, chúng ta biết rằng Bí tích Thánh Thể, hay việc bẻ bánh, chiếm một chỗ quan trọng trong tâm hồn các Kitô hữu tiền khởi, người ta cho rằng ít ra ở đây họ có thể có những “sự kiện trực tiếp”. Thế nhưng những lời Đức Giêsu nói khi thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly thì lại khác nhau trong Tin mừng nhất lãm (Mt 26, Mc 14, Lc 22 ). Gioan không nói đến Bí tích Thánh Thể gì cả, ít nhất là một cách trực tiếp.

Các bản văn khác nhau có lẽ phản ánh sự đa dạng trong phụng vụ ở nơi này nơi kia trong những thập kỷ đầu tiên của Hội thánh. Nhưng cho dù vì lý do gì đi nữa, các tác giả Tin mừng vẫn không có gì trở ngại trong việc thêm hay bớt những ý tưởng các ngài cho là cần thiết để diễn tả điều các ngài muốn nói về Chúa Giêsu.

Điều tôi vừa trình bày không phải là một ý kiến nhỏ của một ít học giả Thánh kinh đâu. Đó là lập trường chính thức của Hội thánh Công giáo về việc hình thành và đặc điểm của Tin mừng.

Năm 1964, Ủy ban Thánh kinh Giáo hoàng ban hành một chỉ dẫn vê sự thật lịch sử của các sách Tin mừng “chọn lọc điều này giản lược điều kia thành tổng hợp và giải thích điều khác như các ngài ghi nhớ trong hoàn cảnh khác nhau của từng giáo đoàn. “ các ngài chọn lọc những điều phù hợp với những hoàn cảnh khác biệt của các tín hữu Kitô và mục tiêu các ngài nhắm tới, rồi thích ứng lời kể với cùng những hoàn cảnh và mục đích… Sự thật của câu chuyện hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi việc các thánh sử liên kết lời nói và việc làm của Chúa Kitô theo một trật tự khác và diễn tả lời nói của Người không cứ chữ nhưng khác đi, trong lúc vần bảo tồn ý nghĩa của chúng.”

Như vậy theo chỉ dẫn nói trên, nguyên tác trước tiên của Hội thánh trong việc giải thích Thánh kinh là; tìm kiếm ý nghĩa mà thánh sử chủ ý khi kể lại lời nói hoặc viết làm trong một cách thức nào đó hay là đặt nó vào trong một bối cảnh nào đó. Tác giả có ý nói gì? Đó là câu hỏi trước tiên phải đặt ra.

Cho dù các tác giả Tin mừng biết là tác phẩm của các vị khác, như Luca và Mátthêu chắc là biết bản Tin mừng đầu tiên của Marcô, nhưng các ngài có những mối bận tâm khác thay vì chỉ làm cho các dữ liệu ăn khớp với nhau. Sứ điệp của các ngài quan trọng hơn, khác hơn, và sâu sắc hơn đối với độc giả của các ngài.

Đức Giáo Hoàng Gioan phaolô II tóm tắt giáo huấn của Hội thánh Công giáo về vấn đề này trong lá thư đề ngày 6-01- 2001, khởi đầu Thiên niên kỷ thứ ba “ Các Tin mừng không phải là một bản tiểu sử hoàn hảo về Chúa Giêsu phù hợp với những quy định của khoa học lịch sử hiện đại. Thế nhưng, từ những bản Tin mừng đó, chân dung của nhân vật thành Nazareth xuất hiện với một nền tảng lịch sử vững chắc” (s, 18).

Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay

Tác giả: John J. Dietzen

Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP

Đọc thêm:

1. Hội Thánh và Sách Thánh

2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin

3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh

4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?

5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản

6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)

7. Nguyên tổ loài người

8. Nhiều Ađam, nhiều Eva?

9. Cám dỗ trong Vườn địa đàng

10. Con quỷ hay con rắn

11. Trái đất bao nhiêu tuổi?

12. Vụ nổ vũ trụ ( Big Bang ) và tuổi trái đất

13. Tuổi của dòng giống loài người

14. Thiên chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ

15. Tiến hóa ” còn hơn là một giả thuyết “

16. Tiến hóa và linh hồn

17. Thần học có dựa trên khoa học không?

18.Ngôi vị nào là đấng tạo hóa.

19. Ông Môsê và 5 cuốn sách đầu tiên của bộ Thánh Kinh.

20. Ông Nôe và chiếc tàu

21. Cụ tổ Abraham ngoại tình?

22. Chuyện nàng Rachel

23.tại sao có những cái “uế tạp”?

24. Cắt bì

25. Dân Israel có thuộc về dân Do Thái không?

26. Yavê là ai?

27. Các sách Thánh kinh

28. Chương và câu

29. Việc biên soạn Tân ước 

30. Ngôn ngữ bao hàm giới tính trong thánh kinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.