Báo cáo: Bắc Triều Tiên, Nigeria nằm trong số các quốc gia tồi tệ nhất liên quan đến cuộc đàn áp Kitô giáo

Trong 20 năm liên tiếp, Triều Tiên đứng đầu danh sách các quốc gia nơi mà các Kitô phải đối mặt với sự đàn áp, theo một nhóm báo cáo về cuộc đàn áp Kitô giáo trên toàn cầu.

Nhóm vận động Open Doors đã phát hành Danh sách Theo dõi Thế giới hàng năm của mình vào thứ Ba, ghi nhận các quốc gia nơi các Kitô hữu phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nhất đối với đức tin của họ. Triều Tiên một lần nữa đứng đầu danh sách, và Nigeria còn tồi tệ hơn đến mức lọt vào top 10 quốc gia đàn áp Kitô giáo khốc liệt nhất.

Nhìn chung, 340 triệu Kitô hữu trên toàn thế giới hiện đang phải đối mặt với sự ngược đãi, theo Open Doors, tăng 30 triệu so với năm ngoái.

Quốc gia tồi tệ nhất, Triều Tiên, thiếu tự do tôn giáo, báo cáo cho biết. Ở đây, “việc bị phát hiện là một Kitô hữu đồng nghĩa với việc phải chịu bản án tử hình”.

Trong số 400.000 Kitô hữu ước tính ở Bắc Triều Tiên, khoảng 50-75.000 người trong số họ bị giam giữ trong các trại lao động; Open Doors cho biết đối với những Kitô hữu không bị nhà nước tử hình khi bị phát hiện, họ và gia đình phải đối mặt với những điều kiện “man rợ khủng khiếp” trong các trại lao động.

Nhóm cho biết, đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm sự đau khổ của các Kitô hữu trong các trại tập trung, vì “người Bắc Triều Tiên gọi nó virus là ‘căn bệnh ma quái’ – bởi vì họ đã bị suy dinh dưỡng đến mức họ chết một cách rất nhanh chóng”.

Danh sách Theo dõi Thế giới bao gồm các cuộc bức hại trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 11 năm 2019 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020 và xem xét việc hạn chế việc thực hành đức tin Kitô giáo trong một số lĩnh vực: đời tư, cuộc sống gia đình, cuộc sống cộng đồng, cuộc sống quốc gia, đời sống Giáo hội, và bạo lực.

Theo Open Doors, Afghanistan và Somalia xếp ngay sau Triều Tiên về những quốc gia tồi tệ nhất đối với các Kitô hữu.

Cũng như ở Bắc Triều Tiên, các Kitô hữu ở Afghanistan và Somalia phải giữ bí mật về đức tin của mình vì cuộc sống của họ sẽ gặp nguy hiểm nếu họ chuyển từ đạo Hồi sang Kitô giáo — và thậm chí họ còn phải chịu đựng sự dằn vặt dưới bàn tay của các thành viên trong gia đình Hồi giáo của họ. Ở Somalia, chỉ có vài trăm Kitô hữu trong tổng dân số 16 triệu người, Open Doors cho biết.

Danh sách 10 quốc gia tồi tệ nhất tương tự như năm ngoái, Sudan được rút ra khỏi danh sách và Nigeria bị liệt kê thêm vào danh sách năm nay.

Theo một số nhà lãnh đạo Kitô giáo, bạo lực ở Nigeria đối với các Kitô hữu đã lên tới mức diệt chủng, theo một số nhà lãnh đạo Kitô giáo, khi các Kitô hữu đang bị đe dọa bởi các chiến binh Fulani, nhóm chiến binh Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo tỉnh Tây Phi (ISWAP). Trung bình có tới 10 Kitô hữu bị giết hại mỗi ngày ở Nigeria, và các vụ tấn công nhằm vào các ngôi làng và các hành vi tàn bạo đối với phụ nữ và trẻ em thường không bị trừng phạt.

Iraq và Syria đều bị liệt kê là có mức độ khủng bố “cực đoan” đối với các Kitô hữu, và lần lượt đứng vị trí thứ 11 và 12 trong danh sách.

Open Doors lưu ý rằng đại dịch chỉ làm trầm trọng thêm sự siết chặt việc thực hành tôn giáo đối với Kitô giáo trên toàn thế giới, và lần đầu tiên trong lịch sử 29 năm của báo cáo này, tất cả 50 quốc gia tồi tệ nhất đối với các Kitô hữu đều có mức độ đàn áp “rất cao” hoặc “cực đoan”.

“Đại dịch COVID-19 đã biến một tình huống tồi tệ thành một tình huống không thể chịu đựng nổi được nữa”, David Curry, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Open Doors Hoa Kỳ, phát biểu. “Cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng này đã tạo ra một cơ hội để mở rộng sự phân biệt đối xử dựa trên đức tin và tình trạng bạo lực ở những khu vực nơi mà cuộc đàn áp tôn giáo đã lên đến mức báo động”.

Ngoài việc Nigeria vươn lên trong danh sách 10 quốc gia đứng đầu danh sách này, lần đầu tiên Trung Quốc lọt vào top 20 quốc gia tồi tệ nhất đối với các Kitô hữu trong một thập kỷ, Open Doors lưu ý, với việc chính phủ giám sát các Kitô hữu là một vấn đề – thậm chí là ghi lại tin nhắn điện thoại của họ.

Minh Tuệ (theo CNA)