Các sách Thánh kinh

     Trong những năm đầu của Kitô giáo, cùng với các sách Tân ước, có nhiều sách được gọi là ngoài quy điểm và không có trong bộ Thánh kinh. Ai là người quyết định, và quyết định khi nào thì một cuốn sách được coi là thuộc về bộ Thánh kinh Tân ước?

Về lý thuyết, câu trả lời tương đối đơn giản và rõ ràng. Chúng ta tin rằng, dưới sự linh ứng và hướng dẫn của Chúa Thánh thần, Hội thánh sống động dần dần khám phá ra những sách nào trong các bản văn thánh của Kitô giáo hồi đầu được coi là thuộc về “ quy điển ”.

Từ ngữ Hy Lạp “ quy điển ” ( canon ) có nghĩa là tiêu chuẩn, qui tắc. Như vậy, qui điển Thánh kinh là những sách được Thiên Chúa linh ứng, và làm thành chuẩn mực hay quy luật cho đức tin và đời sống luân lý Kitô giáo.

Có nhiều thư từ, tin mừng, và các văn phẩm khác được lưu hành trong cộng đoàn sơ khai. Nhiều danh mục hoặc quy điển khác nhau xuất hiện, sau cùng các Kitô hữu chỉ công nhận một số bản Thánh kinh là chuẩn mực, phản ảnh niềm tin Kitô giáo, trình bày một khuôn mẫu hay tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi giáo đoàn Kitô giáo.

Vào khoảng năm 400, các đức giáo hoàng và các Công đồng đã phê chuẩn một danh mục căn bản. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số sai sót, mãi cho tới Công đồng Trent năm 1546 mới xác định những sách này được công nhận là sách Thánh kinh quy điển, Sách Thánh của Hội thánh.

Trong thực tế, tiến trình này không đơn giản và dễ dàng. Vì một đàng, một số những sách được cho là quan trọng thì đã “ thất lạc ”. Lá thư mà thánh Phaolô đề cập tới trong 1 Cr 5:3, và một tài liệu gồm những câu trích dẫn các lời Chúa Giêsu nói bằng tiếng Aram, được cho là do thánh tông đồ Mátthêu viết, đã thất lạc đâu đó.

Một số sách khác lại gặp nhiều chống đối,một phần vì người ta cho rằng điều kiện thiết yếu để được chấp nhận là sách phải có nguồn gốc hay có sự liên hệ với các tông đồ. Từ đó đi ngược trở lại, có những học giả Kitô giáo hàng đầu đặt câu hỏi rằng liệu thư tín hữu Do Thái và Sách Khải huyền có phải do thánh Phaolô và thánh Gioan viết không, và vì thế họ nghi ngờ nguồn gốc tông đồ của các sách này.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi nhiều thay đổi, thay bớt xảy ra sau khi những bản văn gốc của các sách tin mừng được biên soạn. Đôi khi có những thay đổi thêm bớt về những lời nói của Chúa Giêsu vốn được truyền khẩu cho tận tới thế kỷ thứu hai.

Chẳng hạn, câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (Gioan 8) có lẽ đã được thêm vào trong tin mừng thứ tư khoảng 100 năm sau khi tin mừng này được biên soạn lần đầu tiên; nói cách khác, không trước năm 200. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi ngay cả các giáo phụ thời danh cũng bất đồng ý kiến về những sách được liệt kê vào quy điển.

Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay

Tác giả: John J. Dietzen

Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP

Đọc thêm:

1. Hội Thánh và Sách Thánh

2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin

3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh

4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?

5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản

6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)

7. Nguyên tổ loài người

8. Nhiều Ađam, nhiều Eva?

9. Cám dỗ trong Vườn địa đàng

10. Con quỷ hay con rắn

11. Trái đất bao nhiêu tuổi?

12. Vụ nổ vũ trụ ( Big Bang ) và tuổi trái đất

13. Tuổi của dòng giống loài người

14. Thiên chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ

15. Tiến hóa ” còn hơn là một giả thuyết “

16. Tiến hóa và linh hồn

17. Thần học có dựa trên khoa học không?

18.Ngôi vị nào là đấng tạo hóa.

19. Ông Môsê và 5 cuốn sách đầu tiên của bộ Thánh Kinh.

20. Ông Nôe và chiếc tàu

21. Cụ tổ Abraham ngoại tình?

22. Chuyện nàng Rachel

23.tại sao có những cái “uế tạp”?

24. Cắt bì

25. Dân Israel có thuộc về dân Do Thái không?

26. Yavê là ai?

Edit

0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.