Đức Giêsu trong văn chương Rôma

Chắc chắn Đức Giêsu là một trong khuôn mặt lớn nhất của lịch sử. Ngoài Thánh kinh, có nguồn nào khác nói đến Người không?

Đối với Kitô hữu chúng ta, những người tin rằng việc chúa Giêsu đến là điều cốt yếu trong lịch sử loài người, thì thật khó mà tưởng tượng được sao Người lại ít gây được sự quan tâm của thế giới đến thế, ngoại trừ nơi cộng đồng nhỏ bé những kẻ tin theo Người. Nói chung, nhìn từ quan điểm bên ngoài đức tin, Người chỉ là thủ lãnh của một nhóm nhỏ những người Do Thái ở một xó xỉnh vô danh nào đó trên bản đồ đế quốc Rôma.

Lịch sử ngoài Kitô giáo lần đầu tiên nói đến Đức Giêsu có lẽ là do Flavius Josephus, một sử gia Do Thái, về sau trở thành bạn thân của Vespasian và các hoàng đế Rôma khác. Các tác phẩm của sử gia này, nhất là cuốn Những chuyện thời cổ của người Do Thái, hoàn tất vào khoảng năm 94, được thánh Giêrôninô và các giáo phụ thời đầu coi là những nguồn có giá trị.

Ở phần cuối cuốn sách, Josephus mô tả, dưới thời toàn quyền Albinus, “người anh em của Giêsu, được gọi là Kitô, tên là Giacôbê,” bị điệu ra trước một nhóm thẩm phán (Cuốn XX 9.1). Có lẽ là thánh Giacôbê tông đồ, một trong ba môn đệ thân thiết của chúa Giêsu, chịu đử đạo năm 44.

Trong cuốn sách nói trên có nói đến Đức Giêsu như một người làm phép lạ, chết rồi 3 ngày sau sống lại. Chuyện này hầu như chắc chắn được một Kitô hữu­­­ ­“biên tập viên’’thêm vào.

Tác giả ngoại giáo đâu tiền nói đến Đức Giêsu có lẽ là sứ giả Tacitus, vào khoảng năm 110. Ông nói đến nhóm các kitô hữu “với người sáng lập là một ông Kitô nào đó, bị kết án tử hình bởi toàn quyền Philatô thời Tiberius làm hoàng đế’’ (Annals XV 44). Một sử gia khác tên là Gaius Suetonius, trong tác phẩm Cuộc đời Claudius (có lẽ vào năm 120), viết rằng, “từ khi người Do Thái liên tục gây xáo trộn do sự xúi giục của Chrestus, ông ta (Claudius) trục xuất họ khỏi Rôma”. Cách chung, người ta chấp nhận là ám chỉ các Kitô hữu đầu tiên và ám chỉ Đức Kitô, mặc dù thời điểm thì không được chính xác, vì một vài năm sau Đức Kitô thì Claudius mới lên ngôi hoàng đế.

Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay

Tác giả: John J. Dietzen

Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP

Đọc thêm:

1. Hội Thánh và Sách Thánh

2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin

3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh

4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?

5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản

6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)

7. Nguyên tổ loài người

8. Nhiều Ađam, nhiều Eva?

9. Cám dỗ trong Vườn địa đàng

10. Con quỷ hay con rắn

11. Trái đất bao nhiêu tuổi?

12. Vụ nổ vũ trụ ( Big Bang ) và tuổi trái đất

13. Tuổi của dòng giống loài người

14. Thiên chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ

15. Tiến hóa ” còn hơn là một giả thuyết “

16. Tiến hóa và linh hồn

17. Thần học có dựa trên khoa học không?

18.Ngôi vị nào là đấng tạo hóa.

19. Ông Môsê và 5 cuốn sách đầu tiên của bộ Thánh Kinh.

20. Ông Nôe và chiếc tàu

21. Cụ tổ Abraham ngoại tình?

22. Chuyện nàng Rachel

23.tại sao có những cái “uế tạp”?

24. Cắt bì

25. Dân Israel có thuộc về dân Do Thái không?

26. Yavê là ai?

27. Các sách Thánh kinh

28. Chương và câu

29. Việc biên soạn Tân ước 

30. Ngôn ngữ bao hàm giới tính trong thánh kinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.