Lễ bế mạc kết thúc năm thánh Clementê

Vào lúc 20h Thứ Năm, ngày 18/03/2021, tại Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà đã diễn ra Thánh lễ trọng thể mừng bế mạc Năm thánh Clêmentê, bổn mạng của Giới Trẻ Thừa Sai và Giáo Dân Thừa Sai Chúa Cứu Thế Miền Bắc. Thánh lễ do cha Giu-se Trần Hữu Hoan, đặc trách Giới Trẻ và Giáo Dân Thừa Sai Chúa Cứu Thế Miền Bắc chủ trì, cùng với sự góp mặt của cha Giu-se Nguyễn Văn Toản DCCT, các thành viên trong hai hội đoàn và đông đảo thành phần dân Chúa trong Giáo xứ.

Trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay, cha Giu-se đã chia sẻ với cộng đoàn về cuộc đời Thánh Clêmentê Maria Hofbauer (1751-1820), đấng sáng lập thứ hai của Dòng Chúa Cứu Thế, người đã có công đưa Hội Dòng phát triển vượt ra bên ngoài biên giới nước Ý.

Là con thứ chín trong một gia đình có mười hai người con ở Moravia thuộc CH Séc ngày nay, ngay từ khi lên sáu, cậu bé Hofbauer đã phải chịu cảnh mất cha và sống đời khó nghèo bên người mẹ góa phụ. Chính vì vậy, mặc dù được hưởng một nền giáo dục đạo đức và thánh thiện từ bà cố Maria, ước mơ đến với chức linh mục của thánh nhân quả thực không dễ gì thực hiện và tưởng như có lúc phải từ bỏ vì không có tiền đi học. Vì không thể vào một Chủng viện hay Dòng tu nào, năm 14 tuổi, Hofbauer đã đi học làm bánh mỳ và được nhận vào một Đan viện, nơi cậu bắt đầu sống những năm tháng tiếp theo như một ẩn sĩ và say mê trong việc phục vụ người nghèo. Khi các Đan viện và các Dòng ẩn tu trong toàn Đế chế Habsburg bị buộc phải đóng cửa theo lệnh của hoàng đế, ngài đã phải chuyển tới Vienna và tiếp tục nghề làm bánh.

Năm 1782, sau một chuyến hành hương tới Rô-ma, thánh nhân đã tìm đến Tivoli với ý định trở thành một ẩn sĩ ở Nhà thờ Đức Mẹ Quintiliolo để phục vụ các khách hành hương. Đây cũng chính là nơi mà ngài đã lấy cái tên là Clêmentê Maria. Nhưng chỉ chưa đầy sáu tháng, ngài đã quyết định rời bỏ Tivoli trở về Brück tiếp tục nghề làm bánh và học tiếng La-tinh vì vẫn còn khắc khoải với ơn gọi linh mục. Thế rồi tới năm 29 tuổi, được sự giúp đỡ tài chính của những nhà quý tộc quen biết sau một chuyến hành hương, ngài đã có đủ tiền để đăng ký vào học tại Đại học Vienna danh tiếng. Tuy nhiên, trước một nền giáo dục triết học nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hoàng đế theo trào lưu khai sáng, Thánh Clêmentê nhanh chóng thất vọng vì nhận ra chương trình đào tạo có chiều hướng tiêu cực tại ngôi trường này.

Năm 1784, trong một lần hành hương khác tới Rô-ma, ngài đã cùng với người bạn đồng hành của mình, Thaddeus Hubl, quyết định sẽ tham gia vào một Dòng tu. Họ thỏa thuận rằng vào sáng ngày hôm sau, Nhà thờ của Dòng tu nào đổ chuông đầu tiên, đó cũng sẽ là nơi họ bước vào tập viện. Chính vì thế, sau ngày hôm ấy, tu viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Cộng đoàn San Giuliano ở Rô-ma đã vui mừng đón thêm hai thành viên mới. Vào ngày lễ Thánh Giu-se, 19 tháng 3 năm 1785, Hofbauer và Hubl đã trở thành hai tu sĩ của Dòng Chúa Cứu Thế trước khi được truyền chức linh mục tại Nhà thờ Alatri sau đó mười ngày. Vài tháng sau khi được thụ phong, hai người bạn đã được Bề Trên Tổng Quyền triệu tập và được yêu cầu trở về quê hương thành lập Dòng Chúa Cứu Thế ở phía bắc dãy Alps.

Thời kỳ Thánh Clêmentê hồi hương theo lệnh Bề Trên có thể nói là một thời kỳ khó khăn và rối ren ở xã hội Châu Âu, cách riêng đối với các cộng đoàn Công Giáo. Bản thân thánh nhân đã không được phép thành lập tu viện ở Vienna và phải sang Warsaw làm công việc quản lý những người di dân gốc Đức tại Nhà thờ Saint Bennon. Nhưng giữa những con người đa phần là khô khan nguội lạnh, giữa một xã hội đổ xô theo những chủ nghĩa triết học phản đức tin, nhờ các sáng kiến mục vụ của mình, Thánh Clêmentê Hofbauer đã làm trỗi dậy cả một cộng đoàn đông đúc. Liên tiếp trong 20 năm làm mục vụ ở Saint Bennon, ngài đã biến nơi đây thành một “tuần đại phúc liên tục”. Trong các hoạt động của mình, ngài luôn dành sự quan tâm cách đặc biệt cho giới trẻ, cho những người di dân theo tinh thần của người Thừa Sai Dòng Chúa Cứu Thế.

Mặc dù những năm tháng cuối đời phải trải qua đầy rẫy những khó khăn, thách đố, tu viện ở Saint Benno đã bị đóng cửa và chính mình phải trở về làm tuyên úy ở Vienna, nhưng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, nơi Thánh Clêmentê, người ta thấy ngọn lửa của lòng nhiệt thành, hăng say trong sứ vụ Tông đồ không khi nào tắt mà trái lại, càng khó khăn, nó càng cháy bùng mãnh liệt.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI viết: “Ngài là bạn hữu của những Schelegel, Brentano, Eichendortt, nhưng cũng mở vòng tay đón những người nghèo khó hèn mọn nhất. Qua ngài, người ta gặp được Chúa… Đức tin của người thợ bánh mì đó còn nhân bản và sáng suốt hơn thuyết duy lý của những triết gia trong thời kỳ khai sáng.”

Mừng lễ kính thánh nhân hôm nay, mỗi người Giáo Dân Thừa Sai Chúa Cứu Thế lại thêm một lần được nhắc nhớ, được thúc đẩy, được soi sáng qua mẫu gương của ngài.

Lạy Thánh Clêmentê, xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Thiên Chúa, để chúng con có thể mạnh dạn và nhiệt thành tiếp bước theo ngài trong sứ mạng phục vụ người nghèo và loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.

Nguyện xin Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng ban sức mạnh cho Clêmentê Hofbauer khi xưa, cũng luôn đồng hành với chúng con mọi ngày trên bước đường truyền giáo. Amen.

ào lúc 20h Thứ Năm, ngày 18/03/2021, tại Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà đã diễn ra Thánh lễ trọng thể mừng bế mạc Năm thánh Clêmentê, bổn mạng của Giới Trẻ Thừa Sai và Giáo Dân Thừa Sai Chúa Cứu Thế Miền Bắc. Thánh lễ do cha Giu-se Trần Hữu Hoan, đặc trách Giới Trẻ và Giáo Dân Thừa Sai Chúa Cứu Thế Miền Bắc chủ trì, cùng với sự góp mặt của cha Giu-se Nguyễn Văn Toản DCCT, các thành viên trong hai hội đoàn và đông đảo thành phần dân Chúa trong Giáo xứ.

Trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay, cha Giu-se đã chia sẻ với cộng đoàn về cuộc đời Thánh Clêmentê Maria Hofbauer (1751-1820), đấng sáng lập thứ hai của Dòng Chúa Cứu Thế, người đã có công đưa Hội Dòng phát triển vượt ra bên ngoài biên giới nước Ý.

Là con thứ chín trong một gia đình có mười hai người con ở Moravia thuộc CH Séc ngày nay, ngay từ khi lên sáu, cậu bé Hofbauer đã phải chịu cảnh mất cha và sống đời khó nghèo bên người mẹ góa phụ. Chính vì vậy, mặc dù được hưởng một nền giáo dục đạo đức và thánh thiện từ bà cố Maria, ước mơ đến với chức linh mục của thánh nhân quả thực không dễ gì thực hiện và tưởng như có lúc phải từ bỏ vì không có tiền đi học. Vì không thể vào một Chủng viện hay Dòng tu nào, năm 14 tuổi, Hofbauer đã đi học làm bánh mỳ và được nhận vào một Đan viện, nơi cậu bắt đầu sống những năm tháng tiếp theo như một ẩn sĩ và say mê trong việc phục vụ người nghèo. Khi các Đan viện và các Dòng ẩn tu trong toàn Đế chế Habsburg bị buộc phải đóng cửa theo lệnh của hoàng đế, ngài đã phải chuyển tới Vienna và tiếp tục nghề làm bánh.

Năm 1782, sau một chuyến hành hương tới Rô-ma, thánh nhân đã tìm đến Tivoli với ý định trở thành một ẩn sĩ ở Nhà thờ Đức Mẹ Quintiliolo để phục vụ các khách hành hương. Đây cũng chính là nơi mà ngài đã lấy cái tên là Clêmentê Maria. Nhưng chỉ chưa đầy sáu tháng, ngài đã quyết định rời bỏ Tivoli trở về Brück tiếp tục nghề làm bánh và học tiếng La-tinh vì vẫn còn khắc khoải với ơn gọi linh mục. Thế rồi tới năm 29 tuổi, được sự giúp đỡ tài chính của những nhà quý tộc quen biết sau một chuyến hành hương, ngài đã có đủ tiền để đăng ký vào học tại Đại học Vienna danh tiếng. Tuy nhiên, trước một nền giáo dục triết học nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của hoàng đế theo trào lưu khai sáng, Thánh Clêmentê nhanh chóng thất vọng vì nhận ra chương trình đào tạo có chiều hướng tiêu cực tại ngôi trường này.

Năm 1784, trong một lần hành hương khác tới Rô-ma, ngài đã cùng với người bạn đồng hành của mình, Thaddeus Hubl, quyết định sẽ tham gia vào một Dòng tu. Họ thỏa thuận rằng vào sáng ngày hôm sau, Nhà thờ của Dòng tu nào đổ chuông đầu tiên, đó cũng sẽ là nơi họ bước vào tập viện. Chính vì thế, sau ngày hôm ấy, tu viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Cộng đoàn San Giuliano ở Rô-ma đã vui mừng đón thêm hai thành viên mới. Vào ngày lễ Thánh Giu-se, 19 tháng 3 năm 1785, Hofbauer và Hubl đã trở thành hai tu sĩ của Dòng Chúa Cứu Thế trước khi được truyền chức linh mục tại Nhà thờ Alatri sau đó mười ngày. Vài tháng sau khi được thụ phong, hai người bạn đã được Bề Trên Tổng Quyền triệu tập và được yêu cầu trở về quê hương thành lập Dòng Chúa Cứu Thế ở phía bắc dãy Alps.

Thời kỳ Thánh Clêmentê hồi hương theo lệnh Bề Trên có thể nói là một thời kỳ khó khăn và rối ren ở xã hội Châu Âu, cách riêng đối với các cộng đoàn Công Giáo. Bản thân thánh nhân đã không được phép thành lập tu viện ở Vienna và phải sang Warsaw làm công việc quản lý những người di dân gốc Đức tại Nhà thờ Saint Bennon. Nhưng giữa những con người đa phần là khô khan nguội lạnh, giữa một xã hội đổ xô theo những chủ nghĩa triết học phản đức tin, nhờ các sáng kiến mục vụ của mình, Thánh Clêmentê Hofbauer đã làm trỗi dậy cả một cộng đoàn đông đúc. Liên tiếp trong 20 năm làm mục vụ ở Saint Bennon, ngài đã biến nơi đây thành một “tuần đại phúc liên tục”. Trong các hoạt động của mình, ngài luôn dành sự quan tâm cách đặc biệt cho giới trẻ, cho những người di dân theo tinh thần của người Thừa Sai Dòng Chúa Cứu Thế.

Mặc dù những năm tháng cuối đời phải trải qua đầy rẫy những khó khăn, thách đố, tu viện ở Saint Benno đã bị đóng cửa và chính mình phải trở về làm tuyên úy ở Vienna, nhưng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, nơi Thánh Clêmentê, người ta thấy ngọn lửa của lòng nhiệt thành, hăng say trong sứ vụ Tông đồ không khi nào tắt mà trái lại, càng khó khăn, nó càng cháy bùng mãnh liệt.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI viết: “Ngài là bạn hữu của những Schelegel, Brentano, Eichendortt, nhưng cũng mở vòng tay đón những người nghèo khó hèn mọn nhất. Qua ngài, người ta gặp được Chúa… Đức tin của người thợ bánh mì đó còn nhân bản và sáng suốt hơn thuyết duy lý của những triết gia trong thời kỳ khai sáng.”

Mừng lễ kính thánh nhân hôm nay, mỗi người Giáo Dân Thừa Sai Chúa Cứu Thế lại thêm một lần được nhắc nhớ, được thúc đẩy, được soi sáng qua mẫu gương của ngài.

Lạy Thánh Clêmentê, xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Thiên Chúa, để chúng con có thể mạnh dạn và nhiệt thành tiếp bước theo ngài trong sứ mạng phục vụ người nghèo và loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.

Nguyện xin Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng ban sức mạnh cho Clêmentê Hofbauer khi xưa, cũng luôn đồng hành với chúng con mọi ngày trên bước đường truyền giáo. Amen.

BTT