Những người mê tín, họ tin gì?

Nhà sử học về thực hành tôn giáo và nhà ngôn ngữ học Philippe Martin đặt câu hỏi về từ “mê tín” và phân tích vai trò của mê tín trong lịch sử, từ thế kỷ 15 đến ngày nay trong quyển sách “Mê tín”: Câu chuyện mê tín (Superstition: histoire d’un mot. Philippe Martin. Nxb. Fayard)

Vào thời kỳ Khai sáng, Casanova tuyên bố: “Mê tín đã ngăn để tôi không nghe lý trí, mê tín đơn giản là vũ khí của kẻ ngu ngốc.” Mê tín theo cách này hoàn toàn trái ngược với triết lý của triết gia Emmanuel Kant, người cùng thời với ông, Triết gia Kant cho rằng lý trí luôn chiến thắng. Vì thế quyển sách này sẽ làm hài lòng những người đơn giản cũng như những người thành thạo.

Vì Philippe Martin là giáo sư tại Lyon 2, nhà sử học về các sinh hoạt tôn giáo, ông hiểu vấn đề theo ngôn ngữ học giữa những khái niệm đã có từ thế kỷ 16 ở châu Âu: “tôn giáo bình dân, giáo phái, phù thủy…” Và ông cố gắng mô tả càng sát càng tốt vai trò của mê tín trong lịch sử nói chung, từ văn phòng triết gia đến ngôi nhà tranh của nông dân, từ thầy lang Franche-Comté đến thầy phù thủy châu Phi hay các quan lại Trung Quốc.

Tác giả theo sát nhất có thể các cuộc thảo luận của các nhà quan sát và thẩm phán “từ bên ngoài”, họ chưa bao giờ có thể đưa ra một định nghĩa đồng thuận và duy nhất về mê tín. Tính độc đáo của cuộc thảo luận là xem lại các nguồn gốc bằng cách đặt mình “từ bên trong”: về phía các nạn nhân, tất cả những cá nhân mỏng manh ít hòa nhập vào một cộng đồng.

Đứng về phía các nạn nhân

Đầu tiên, ông lưu ý, những người mê tín sống ở mọi nơi, dưới sự giám sát chặt chẽ của các Giáo hội, của những nhà điều tra, thẩm phán và các thế lực chính trị, những người cho rằng niềm tin, nghi thức và cách thực hành của họ là trái ngược với lẽ thường và họ xem thường những người này. Đó là vì dưới con mắt của các công tố viên, người mê tín đã đánh mất ý thức về lợi ích chung khi tin rằng vũ trụ bị ám ảnh và bị trao cho sự bí ẩn, hỗn loạn, cơ hội, sự xoay vần của số phận dưới con mắt độc ác, có thể tấn công bất ngờ, mục nát và hủy hoại mọi sự sống.

Sau thế kỷ 18, vào thời điểm các cuộc cách mạng chính trị và kinh tế xã hội hiện đại chinh phục thế giới từ Tây Âu, những người mê tín không chấp nhận mình bị cho là nhân chứng xấu xa của một thời khác, những kẻ lệch lạc lý trí, những kẻ cản trở sự tiến bộ hay kẻ thù của sự giải phóng của con người: những người bị cho là những người theo chủ nghĩa ngu dân này đã mắc kẹt vào sự mê tín của họ, họ chống tiến bộ, họ thường bị mất tinh thần, sợ hãi khi đối diện với một thế giới mới. Đây là mê tín được cách mạng hóa, có lẽ họ đang chờ đợi một sự phát triển mới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch