Nội quy, điều lệ, và cơ cấu tổ chức Caritas Hà Nội

Thái Hà (28.07.2016) – WTGPHN – Nội quy, điều lệ, và cơ cấu tổ chức Caritas Hà Nội:

Nội Quy Caritas (Tải về bản PDF tại đây)

Bảng Điều Lệ (Tải về tại đây)

Cơ Cấu Tổ Chức (Tải về tại đây)

BANG_DIEU_LE_CHN_800x561

CO_CAU_TO_CHUC_-_CHN_800x527

NỘI QUY CARITAS

TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

Điều 1: Thành lập Caritas Giáo phận

Caritas Giáo phận là một tổ chức hoạt động bác ái xã hội của Hội Thánh Công Giáo, được Giám mục Giáo phận thiết lập.

Điều 2: Văn phòng Caritas Giáo phận

(1)  Văn phòng Caritas Giáo phận là cơ quan điều hành hoạt động bác ái xã hội của Giáo phận trong sự liên kết với Caritas Việt Nam.

(2)  Văn phòng Caritas Giáo phận gồm:

–   Giám đốc.

–   Phó Giám Đốc.

–   Các Cha đặc trách và nhân viên.

(3)      Nhiệm vụ:

–              Tổ chức và chịu trách nhiệm trước Giám mục Giáo phận về các hoạt động bác ái xã hội của Giáo phận.

–              Cộng tác với các ban ngành, đoàn thể trong Giáo phận để nghiên cứu, soạn thảo, thực hiện và giám sát các chương trình, kế hoạch, dự án của Caritas Giáo phận.

–              Hằng năm, báo cáo hoạt động bác ái xã hội của Giáo phận cho Giám mục Giáo phận và cho Hội Nghị Thường Niên của Caritas Việt Nam.

–   Báo cáo các hoạt động chuyên môn cho Caritas

Việt Nam khi có yêu cầu.

Điều 3: Giám đốc Caritas Giáo phận

(1)  Giám đốc Caritas Giáo phận do Giám mục Giáo phận chỉ định, chịu trách nhiệm trước Giám mục và pháp luật về hoạt động của Caritas Giáo phận.

(2)  Điều hành hoạt động của văn phòng Caritas Giáo phận.

(3)  Cộng tác chặt chẽ với Giám mục Giáo phận và các ban khác của Giáo phận, để phát triển nền nhân bản toàn diện của Kitô giáo cho các tín hữu trong Giáo phận.

(4)  Liên kết và hỗ trợ các chương trình hoạt động của Caritas Giáo xứ và của các tổ chức bác ái trong Giáo phận.

(5)  Tổ chức các khoá huấn luyện phù hợp với nhu cầu của Giáo phận, nhất là đào tạo nhân sự và hỗ trợ hoạt động cho Caritas Giáo xứ và của các tổ chức bác ái trong Giáo phận.

(6)  Thường xuyên thông tin và cộng tác trong các kế hoạch chung của mạng lưới Caritas Việt Nam.

(7)  Nhiệm kỳ của Giám đốc Caritas Giáo phận do Giám mục Giáo phận ấn định.

Điều 4: Linh mục đồng hành

(1)  Tại mỗi Giáo hạt, cha Quản hạt chỉ định một Linh mục đặc trách Caritas Giáo hạt. Vị này thay mặt cha Quản hạt đồng hành với Caritas Giáo hạt qua việc hướng dẫn hội viên Caritas trong Giáo hạt sống linh đạo Caritas; Cộng tác với Cha Giám đốc để triển khai các hoạt động Caritas trong Giáo hạt theo tinh thần bác ái của Hội Thánh.

(2)  Tại giáo xứ, Cha xứ sẽ là người đồng hành với Caritas để hướng dẫn hội viên sống linh đạo Caritas.

Điều 5: Ban liên kết Caritas Giáo hạt

Ban liên kết Caritas Giáo hạt được hội nghị các hội viên Caritas Giáo hạt, dưới sự chủ trì của Cha đặc trách Caritas Giáo hạt, bầu ra. Ban liên kết Caritas Giáo hạt gồm :

–   1 trưởng ban

–   1 phó ban phụ trách về nhân sự

–   1 phó ban phụ trách về tài chính

–   1 thư ký

–   1 thủ quỹ

(tùy nhu cầu, có thể thêm một hoặc nhiều vị khác)

Ban liên kết Caritas Giáo hạt giúp liên kết Văn phòng Caritas Giáo phận với cha Quản hạt, với Cha đặc trách và với các Caritas giáo xứ trong việc nối kết tinh thần, chuyển tải thông tin, cùng với Caritas các giáo xứ trong Giáo hạt, triển khai các hoạt động liên quan đến việc thực thi bác ái.

Nhiệm kỳ của các thành viên do Cha đặc trách Caritas

Giáo hạt ấn định.

Điều 6: Thành lập Caritas Giáo xứ, Giáo họ

Caritas Giáo xứ là tổ chức hoạt động bác ái xã hội được Linh mục quản xứ thiết lập.

Điều 7: Caritas Giáo xứ

(1)  Caritas Giáo xứ điều hành và chịu trách nhiệm trước Linh mục quản xứ về những hoạt động bác ái xã hội của Giáo xứ được trao cho Caritas.

(2)  Caritas Giáo xứ gồm:

–   1 hội trưởng

–   1 hội phó phụ trách về nhân sự

–   1 hội phó ban phụ trách về tài chính

–   1 thư ký

–   1 thủ quỹ

–   Các hội viên

Điều 8: Trưởng hội Caritas Giáo xứ, Giáo họ

(1)  Trưởng hội Caritas Giáo xứ do Linh mục quản xứ chỉ định và chịu trách nhiệm trước Linh mục quản xứ về hoạt động của Caritas Giáo xứ.

(2)  Cộng tác với Linh mục quản xứ và các hội đoàn trong Giáo xứ để nghiên cứu, soạn thảo, thực hiện và giám sát các kế hoạch, dự án của Caritas Giáo xứ, nhằm phát triển nền nhân bản toàn diện của Kitô giáo cho các tín hữu trong Giáo xứ.

(3)  Tổ chức và điều hành hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo xứ dưới sự chỉ đạo của Cha xứ, theo đúng sứ mạng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Caritas Giáo phận và Caritas Việt Nam.

(4)  Cộng tác với các tổ chức hoạt động bác ái xã hội khác, để thúc đẩy và trợ giúp các Hội viên thực hiện Linh đạo Bác ái.

(5)  Thường xuyên thông tin và cộng tác trong các hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo phận.

(6)  Báo cáo cho Caritas Giáo hạt và Caritas Giáo phận về các hoạt động bác ái xã hội theo định kỳ.

(7)  Nhiệm kỳ của Hội Trưởng do cha xứ ấn định.

Điều 9: Hội viên Caritas Giáo Phận

Hội viên Caritas Giáo Phận

–              Là những cá nhân tự nguyện đăng ký tham gia vào việc thực thi trực tiếp hoặc hỗ trợ vật chất cho các hoạt động bác ái xã hội của mạng lưới Caritas Giáo phận, thông qua việc thẩm định và xác nhận của Cha xứ và đã được Caritas Giáo phận chuẩn nhận.

–              Tham gia các khóa tập huấn căn bản, có giấy chứng nhận, được Linh mục quản xứ chấp thuận. Trong một số trường hợp đặc biệt được sự chuẩn y của Giám đốc Caritas giáo phận.

–   Không phân biệt tôn giáo, tuổi tác.

Điều 10: Nhiệm vụ của Hội viên Caritas Giáo phận

Về mặt tinh thần:

–              Sống liên đới với các Hội viên Caritas qua việc tham dự Thánh lễ, cầu nguyện, tương trợ…

–              Tự rèn luyện nhằm thăng tiến bản thân và làm cho thế giới mỗi ngày tốt đẹp hơn.

–              Đọc “Kinh xin ơn Quảng Đại, hoặc kinh nào tùy ý, hoặc một hy sinh” mỗi ngày, để cầu nguyện cho hoạt động bác ái xã hội của Caritas Việt Nam.

Về mặt vật chất:

–              Giảm bớt chi tiêu không cần thiết để cộng tác với những hoạt động bác ái xã hội bằng việc đóng góp quỹ hàng tháng.

–              Hội viên Caritas hưởng ứng việc quyên góp cho ngân quỹ của Caritas Việt Nam hay Caritas Giáo phận hoặc Caritas Giáo xứ để thực hiện các dự án chung.

Điều 11: Quyền lợi của Hội viên Caritas

–              Mỗi tháng, Giám đốc Caritas Giáo phận dâng một Thánh lễ cầu nguyện cho các Hội viên và các Ân nhân Caritas của Giáo phận còn sống cũng như đã qua đời.

–              Hội viên Caritas được hưởng các ơn ích thiêng liêng từ các Thánh lễ, lời kinh và những việc hy sinh mỗi ngày do các hội viên cùng thực hiện.

–              Khi Hội viên Caritas đau ốm, bệnh tật, Caritas Giáo xứ đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ. Khi Hội viên qua đời, Caritas Giáo xứ kính viếng, phân ưu với gia đình và xin Thánh lễ cầu nguyện cho họ.

–              Hội viên Caritas được tham dự các khóa đào tạo nhân bản, đạo đức, chuyên môn do Caritas Giáo phận tổ chức, để thăng tiến bản thân, gia đình và xã hội.

Điều 12: Gia nhập Hội viên Caritas

–              Mọi người đều có thể tham gia vào Caritas, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính trị.

–              Để trở thành Hội viên Caritas, ứng viên được đề nghị tìm hiểu về Caritas trong một thời gian qua các khóa huấn luyện do Caritas Giáo phận ấn định và làm quen với những sinh hoạt bác ái xã hội tại Giáo xứ.

–              Mỗi ứng viên chính thức viết phiếu đăng ký gia nhập Caritas, gửi về Caritas Giáo xứ để được thẩm định và xác nhận của Cha xứ; Caritas Giáo xứ xin chuẩn nhận của Caritas Giáo phận; Caritas Giáo phận sẽ báo cáo cho Caritas Việt Nam số Hội viên mới.

–              Mỗi ứng viên đủ điều kiện sẽ được tiếp nhận trong nghi thức riêng và có Thẻ Hội Viên chứng nhận.

Điều 13: Bãi miễn tư cách Hội viên Caritas Việt Nam

–              Đối với Hội viên vi phạm Điều Lệ và Nội Quy của Caritas, thực hiện những hành vi đi ngược lại với đạo đức Kitô giáo, sau khi được nhắc nhở, cảnh cáo mà vẫn không sửa đổi, thì Giám đốc Caritas Giáo phận có quyền bãi miễn tư cách Hội viên của cá nhân đó.

–              Hội viên bị bãi miễn không có quyền đòi bồi thường về bất cứ khoản chi phí nào đã đóng góp cho Caritas.

Điều 14: Tình nguyện viên

–              Mỗi người được mời gọi thể hiện tình bác ái của Đức Kitô một cách thiết thực, qua những công tác tự nguyện do Caritas Giáo phận khởi xướng. Họ trở thành tình nguyện viên của Caritas trong khoảng thời gian thực hiện các hoạt động đó.

–              Mỗi tình nguyện viên có thể đăng ký tham gia các hoạt động bác ái xã hội tùy theo khả năng chuyên môn của mình.

–              Mỗi tháng, Cha Giám đốc Caritas Giáo phận dâng một Thánh lễ cầu nguyện cho các tình nguyện viên tham gia hoạt động bác ái xã hội tại các giáo xứ.

Điều 15: Ân nhân Caritas

–              Cá nhân hay tổ chức tham gia vào hoạt động bác ái xã hội của Caritas Giáo phận hay Caritas Giáo xứ qua những đóng góp đáng giá, được Văn phòng Caritas Giáo phận xác định, sẽ được công nhận là Ân nhân.

–              Mỗi tháng, Cha Giám đốc Caritas sẽ dâng một Thánh lễ cầu nguyện cho các vị Ân nhân còn sống cũng như đã qua đời.

–              Khi Ân nhân của Caritas Giáo phận qua đời, Cha Giám đốc sẽ đến kính viếng, phân ưu cầu nguyện cho vị Ân nhân đó. Hội viên Caritas đến cầu nguyện và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho ân nhân Caritas giáo xứ.

Nguồn: Web TGP Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.