Sức mạnh của Đức tin: Câu chuyện cuộc đời bà cố Maria Nguyễn Thị Bích Hậu

Dưới đây là bài viết của chị Nguyễn Thị Bích Hậu (không phải là người Công giáo) về bà cố Maria Trần Thị Chính. Bà cố Maria Trần Thị Chính là thân mẫu linh mục Phaolô Nguyễn Trung Thiên, hiện ngài đang làm chánh xứ Giáo xứ Cửa Bắc, Tổng giáo phận Hà Nội. Bà cố Maria mới được Chúa gọi về vào ngày 27 tháng 4 năm 2023, hưởng thọ 89 tuổi. Thánh lễ an táng của bà cố Maria được cử hành tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội ngày 29/4/2023, do Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên chủ sự (Cáo phó).

Gửi tới quý vị bài viết của chị Nguyễn Thị Bích Hậu, để chúng ta có thể cảm nghiệm được sức mạnh của đức tin đặt nơi Thiên Chúa. Nhờ đức tin, Thiên Chúa đã ban cho con cái Người những ân huệ dồi dào, cụ thể là nơi bà cố Maria, để bà có thể trung tín với Chúa và chu toàn bổn phận trong đời sống ơn gọi hôn nhân gia đình của mình – nuôi dạy và giáo dục con cái nên người trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất. 

………

Được tin cụ cố Maria Trần Thị Chính vừa qua đời tại nhà riêng ở ngõ Thọ Xương, thọ 89 tuổi, vô cùng thương tiếc cụ, một người phụ nữ Hà thành tuyệt vời và mẫu mực.

Một bài mình từng viết về cụ cách nay 6 năm. Xin được cầu nguyện cho cụ sớm hưởng Nhan Thánh Chúa.

“Người trong hình là bà Maria Trần, mẹ của người em gái thân thương mà tôi quen. Gia đình tôi đã có thời gian ở rất gần gia đình em, trong 2 con ngõ nhỏ gần Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Quen em, tôi được biết tới mẹ của em, một người phụ nữ HN tuyệt vời. Khi nào nghĩ tới mẹ, tôi cũng cảm thấy lòng rưng rưng vì cảm phục và yêu kính.

Câu chuyện bắt đầu khi chồng của bà, một nhân viên làm việc ở Tòa lãnh sự Indonesia tại Đông Dương bị đi cải tạo do là người Công giáo bởi những chính sách không rõ ràng thời đó. Bà vốn là một giáo viên tiểu học còn rất trẻ phải đối diện với việc nhà cửa bị tịch thu, tiền bạc không còn một đồng một chữ và thất nghiệp vì không ai dám nhận. Trong khi bà còn một nách 4 đứa con mọn mà đứa bé nhất mới 10 tháng tuổi . Chưa kể cha mẹ chồng già yếu cùng 2 người cháu chồng mồ côi đang ở cùng.

Trước thảm cảnh này, nhiều người khuyên bà cho con nghỉ học bán nước chè dạo ngoài ga HN, còn đứa bé nhất thì cho làm con nuôi kẻo chết đói cả. Nhưng không hiểu sao, bà nhất định tìm kế nuôi cả gia đình và cho các con ăn học đàng hoàng.

Bà về quê ngoại xin khắp các trường, và gặp được một cô hiệu trưởng tốt bụng nhận về làm giáo viên. Thế là, hàng ngày, từ tờ mờ sáng, bà đạp xe đi dạy học ở Quảng Bá, trưa tan trường lại đạp xe lên tiếp tận Chèm, Vẽ buôn lạc, gạo… về các chợ trong phố bán. Rồi nhận đan áo len, đan va li, đan phích mây, bán xôi, dán túi đựng lạc, cuộn thuốc lá… để mấy mẹ con làm thêm.

Ảnh lưu niệm gia đình bà cố Maria, tên, ngày tháng năm sinh của từng người con trong gia đình bà cố.

Buổi tối, khi kèm các con học bài xong xuôi, bà liền sang làm thêm ở Hợp tác xã Hiền Lương. Công việc của bà là đứng một cái máy to để ép nhựa. Thời đó, người ta thu mua những đồ nhựa cũ, bao nilon… rửa đi rồi cho vào máy để ép nhựa tái sinh. Đây là một công việc rất nặng nhọc, độc hại, mùi nhựa cháy khét lẹt và máy kêu to điếc cả tai. Thường thì đàn ông mới làm việc này. Nhưng bà đã năn nỉ xin được làm và làm vào ban đêm, vì ban đêm thì mới có điện để sản xuất. Bà làm hăng lắm, ốm mấy cũng không dám nghỉ, người lúc đó chỉ còn khoảng 35 kg. Hầu như bà chỉ lo làm ngày làm đêm không ngủ. Giấc ngủ của bà chỉ đến được vào những khi máy bay Mỹ ném bom HN, mọi người dừng công việc nhảy xuống hầm trú ẩn. Và khi đó bà tranh thủ ngủ bù, cho tới khi máy bay ngớt thì lại đi làm.

Vừa kiếm sống vất vả, bà lại vừa lo cho con. May mắn thay, các con của bà học giỏi và chăm ngoan. Nhưng vì lý lịch, hai con đầu của bà đỗ đại học điểm cao chót vót mà không được đi học làm bà vô cùng buồn bã. Tới đứa con thứ ba, bà nuôi nhiều hy vọng vì anh có khiếu trời cho về môn Toán. Điểm khi nào cũng được 10. Anh say mê đọc sách toán, giải toán đến nỗi đi đâu, làm việc gì, có khi đang ăn cơm cũng nghĩ đến việc giải toán, cũng suy nghĩ về toán, nhà toàn sách và tạp chí Toán học. Trong suốt 10 năm học phổ thông, giấy khen và học bạ, sổ liên lạc của anh tràn ngập những lời khen ngợi của giáo viên.

Rồi anh thi đậu Đại học Sư phạm Hà Nội 1 khoa Toán, với điểm cao ngất ngưởng và lại bị từ chối không cho học vì lý lịch. Mẹ anh đau khổ lắm, bà lê lết đến phòng Tuyển sinh của Vụ Đại học van xin. Nhưng người tiếp bà từ chối vì cho rằng lý lịch của con trai bà không thể theo học môn Toán được. Ông khuyên bà cho con đi làm công nhân.

Bà nuốt nước mắt quỳ xuống lạy ông ta như tế sao: “Tôi xin ông thương cháu, năm ngoái cháu đã thi đại học Sư phạm điểm rất cao nhưng đã không được đi học, cháu đã phải đi phụ hồ một năm rồi, nhưng cháu vẫn tha thiết được làm giáo viên dạy Toán, năm nay cháu lại thi lại với số điểm xuất sắc như thế này, xin ông cho cháu được đi học, gia đình tôi không bao giờ quên ơn ông. “

Nhưng không ai giúp bà cả. Hôm sau, bà thu xếp hồ sơ bảng điểm giấy khen, bài kiểm tra suốt 10 năm học của con trai vào cái cặp vẫn đi làm. Bà đến trước cổng Bộ Giáo dục. Chờ cho xe ô tô của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình chầm chậm vào cổng, bà lao ra trước đầu ô tô… Hai ông bảo vệ chạy ra túm bà, xốc nách đuổi đi. Nhưng bà giãy giụa, gào thét thảm thiết với tất cả sức tàn lực kiệt, với tất cả niềm uất ức của 18 năm trời nuôi con ăn học:” Ối bà Nguyễn Thị Bình ơi, Ối bà Nguyễn Thị Bình ơi, xin bà cứu lấy con tôi, xin bà cứu lấy con tôi, ối giời ơi, ối Bà Nguyễn Thị Bình ơi, xin bà cứu lấy con tôi…!!!”

Bà Bình khi ấy, nhìn thấy đám đông đang túm chặt một phụ nữ tóc tai rũ rượi, miệng gào thét liền cho dừng xe, mời vào văn phòng hỏi chuyện. Bà vừa nức nở khóc, vừa trình bày tất cả hồ sơ, học bạ, bài kiểm tra của con cho bà Bình xem. Bà nói “Chị ạ, chị cũng là người phụ nữ như em. Chồng em người hiền lành tử tế, chả có tội gì cả, chỉ vì theo Đạo công giáo mà bị bắt đi tù, một mình

Bà cố Maria chụp hình tại vườn đào

em nuôi bốn đứa con ăn học đã vô cùng khổ cực rồi. Hai đứa đầu học giỏi thế mà không được đi học, cháu lớn đã phải đi bộ đội. Cháu này học xuất sắc thế này mà không được đi học, thì em chỉ còn biết chết trước mắt chị thôi…”

Bà Bình nghe và xem xong, nhẹ nhàng nói: “Chị về đi, tôi sẽ gọi điện xuống Ban tuyển sinh vụ đại học về trường hợ

p của cháu. Cháu sẽ được theo học”. Với tác động của bà Bình, con trai bà được nhập học. Tuy nhiên, họ không cho con bà vào Đại học SP 1 mà bắt vào khoa Địa của Đại học SP 2 ở ngoại thành HN. Bà phải van xin mãi, họ mới cho con bà được theo học môn Toán. Đó là niềm

 vui lớn của người mẹ vì cuối cùng, gia đình bà đã có đứa con đầu tiên được học đại học. Sau này anh trở thành một trong 7 giáo viên giỏi Toán nhất HN, thày giáo Nguyễn Trung Trinh. Tất cả các con trai, con gái và các cháu của bà đều ăn học nên người. Và bà có 5 cháu đang sinh sống và học tập tại Úc, Mỹ, Pháp rất thành công.

Tôi đã nhiều lần suy ngẫm về câu chuyện của mẹ Maria Trần. Tôi không hiểu nghị lực nào đã khiến cho bà vượt qua mọi gian lao trong đời sống. Có thể đó là Đức Tin vào Thiên Chúa, vào cái Thiện và Cái Đẹp, vào Tình yêu thương. Như một bức ảnh trong album gia đình có chữ viết tay của bà” Trong đau thương con tìm đến Chúa”

Xin dâng một nén tâm hương cho bà Maria Trần.”

【Nguyễn Thị Bích Hậu】

{Bài viết được đăng trên trang Tông Đoàn Gioan Phaolô II, ngày 27.04.2023 với tựa đề NIỀM TIN TÔN GIÁO CHÂN CHÍNH, CÓ SỨC BIẾN ĐỔI NHIỀU CHUYỆN LẮM, HUNG HOÁ CÁC CŨNG LẮM KHI…Tựa bài mới do BBT đặt}