Xâm lăng thời đại số

Dữ liệu người dùng mới là thứ mà các cuộc tấn công mạng muốn hướng tới. (Ảnh minh họa: pxhere.com)

Database người dùng mới là thứ mà kẻ xâm lăng muốn hướng tới. Câu chuyện Facebook phải điều trần ở Mỹ sẽ không bao giờ lặp lại với Weibo tại Trung Quốc. Bởi Weibo là công cụ của nhà cầm quyền. Thông qua smartphone, nhân dân sẽ được “quan tâm” hết mức. Chức năng ghi âm ẩn, quay phim ẩn, keylogger sẽ thực hiện điều đó, ví dụ thế.

Hiểu đơn giản nhất, qua một smartphone “nước lạ” đang thu hút người Việt bằng giá rẻ, camera chụp ảnh đẹp và cách chiến dịch truyền thông lớn; database cá nhân người Việt sẽ có đầy đủ ở… “nước lạ”. Muốn như vậy, phải có thiết bị “lạ”. Nó có thể là smartphone hay cục moderm phát wifi.

Nhưng có một cách hợp pháp hơn để thực hiện công tác tình báo mà Trung Quốc vẫn hay làm: Code. Hiểu đơn giản thì code nền phần mềm chính là chiếc lẩy nỏ giả mà Trọng Thủy từng tráo đổi năm xưa thay móng rùa thần thuần Việt. Với code nền cho tất cả những phần mềm từ chụp ảnh, video vui nhộn đến game cờ tướng (và không chỉ bấy nhiêu) thì mọi hoạt động của khách hàng sử dụng đều được chuyển cho nhà cung cấp dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ nước Trung Quốc có 1 nguyên tắc không cần bàn cãi: Cung cấp mọi thông tin cho chính quyền Trung Quốc.

Cuộc xâm lăng thời đại số có thể nhanh và “êm thấm” hơn sự tưởng tượng của các lãnh đạo đã nghĩ. Đơn thuần nhất chính là vô hiệu hóa sân bay, máy bay tiêm kích, hay hệ thống dữ liệu Chính phủ. Nghĩa là những ngóc ngách bí mật nhất của an ninh quốc phòng có thể bị “phơi bày” thông qua các phần mềm hoặc “rệp điện tử”.

Không phải tự nhiên mà các nước phương Tây cảnh giác và thậm chí là cấm tuyệt đối công nghệ của Trung Quốc. Vì mục đích một vành đai, một con đường của chính quyền ĐCSTQ không nằm ngoài các cuộc xâm lăng bằng kinh tế, bằng số hóa khi sức anh ta vẫn chưa đủ để cùng lúc dằn mặt Mỹ và Tây Âu theo đúng nghĩa siêu cường.

Những quốc gia đang phát triển, kém phát triển luôn dễ thôn tính hơn. Qua bẫy nợ ODA, công nghệ lạc hậu và cả những cuộc gieo giống bằng nhân công (giá không rẻ) đi kèm dự án.

Và xâm lăng thời số hóa thật dễ dàng với không chỉ những người tiêu dùng thích các điện thoại đẹp lung linh bắt chước iPhone; mà còn cả những lãnh đạo tập đoàn công nghệ có liên quan an ninh quốc phòng thích báo cáo láo thành tích. Cái đáng sợ của code Tàu chính là sự nắm rõ database, điều khiển thông tin và điều chỉnh hành vi người dùng, bao gồm cả người dùng là các yếu nhân.

Hiểu đơn giản, họ xâm lược bằng cách phân loại để chọn ra những cái đầu luôn tư duy kiếm tiền bất chấp. Chúng sẽ gieo hành vi “trục lợi vào tính cách” những ai tham lam. Nhưng “mùa gặt số phận”(*) trong tương lai lại có thể là cả trăm triệu người làm nô lệ số hóa sau cuộc xâm lăng công nghệ…

Và không chỉ là nô lệ số! Bởi bao nhiêu chính sách sẽ được phơi bày để Hoa Nam “cấy người” vào các dự án đón đầu. Hay hơn thế, nếu chiến tranh nổ ra, mọi vị trí hiểm yếu của xứ Việt đều có thể phơi bày thông qua thứ tình báo giá rẻ kia.

Lúc ấy thì xác định làm nô lệ thật chứ không đùa!

(*) Danh ngôn “Gieo hành vi gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”

Theo Facebook Nhà báo Mai Quốc Ấn

(*) Bản đăng có chỉnh sửa chi tiết so với nguyên bản.

trithucvn.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.