Tổ Quốc Ăn Năn: Sơn hà gấm vóc
Không biết ông Tố Hữu có phải là nhà thơ theo đúng nghĩa của một nhà thơ không. Nhưng ông có tài làm thơ, hiểu theo nghĩa những câu ngắn có vần ở cuối, và tài làm thơ đã góp phần quyết định đưa ông lên gần tới tột đỉnh của danh vọng và quyền lực. ông biết dùng những hình ảnh rất đẹp và giản dị ngay cả khi đề diễn tả những tình cảm giả tạo với những mục đích rất thực tiễn. Như khi ông dùng hình ảnh đứa bé tập nói để ca tụng Stahn, hay khi ông dùng hình ảnh một người con ân cần nắm tay cha để nịnh Hồ Chí Minh. Bài thơ Từ ấy của ông được người cộng sản ca tụng như một bài thơ hay.
Nó bắt đầu như sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chiếu qua tim
Hon tôi là một vườn xanh lá
Rất đượm hương và rộn tiếng chim.
Qua những câu thơ này, ông Tố Hữu muốn diễn tả nỗi hân hoan của ông khi tìm ra chân lý Mác-Lênin và dấn thân tranh đấu trong Đảng Cộng Sản Việt Nam. Còn gì đẹp bằng màu xanh của lá và tiếng hót của chim?
Ông Tố Hữu đã tranh đấu và đã thành công. Lý tưởng của ông đã đạt được. Con đường thắng lợi của đảng ông đã đi qua hàng triệu xác chết. Để đi đến kết quả nào?
Trong mùa hè 1992, một người bạn Pháp, sau chuyến đi công tác một tháng tại Việt Nam, kể cho tôi nghe là anh ta thường thức dậy sớm vì sai biệt giờ giấc. Anh ta nói khu anh ta ở không có chợ vì nằm ngoài thành phố và buổi sáng im lặng một cách lạ thường vì hoàn toàn không có một tiếng chim.
Anh ta có nhiều chuyện quan trọng hơn đề nói cho tôi nghe và tôi cũng có nhiều chuyện để hỏi anh ta; những số liệu, những cuộc gặp gỡ, những nhân vật đã tiếp xúc, nhận định, cảm tưởng v.v. Và tôi không lưu ý tới chi tiết này. ít lâu sau, lại một người bạn khác, hay đi về Việt Nam, kể cho tôi nghe chuyện qua bắc Mỹ Thuận. Tôi thình lình nhớ tới những quán bán chim nướng và hỏi anh ta có ăn chim nướng ở đó không. Anh ta trả lời rằng có, nhưng đó chỉ là gà con mới nở được đem chiên thay cho chim chứ chim không còn nữa. Tôi bắt đầu lưu ý tới đàn chim Việt Nam.
Trong mùa hè 1993, nhiều anh em trong nhóm Thông Luận về thăm nhà. Tôi dặn mọi người đễ ý xem Việt Nam còn nhiều chim không. Họ đem thuật lại như nhau, và điều họ nói làm tôi sửng sốt: Việt Nam không còn chim? Chỉ có một người bạn đi từ Nam ra Bắc mới thấy một con chim ở Vịnh Hạ Long, anh ta vội vã lấy máy hình ra chụp ảnh con chim ấy đem về cho tôi.
Cà Mau trước đây có một rừng cò lớn, có rất nhiều loại cò, nhiều đến nỗi có nhưng người chuyên đi vào rừng lượm trứng cò và mỗi ngày lượm được cả rổ đem ra chợ bán. Tôi dặn một người bạn nhớ viếng khu rừng cò đó và anh ta cho tôi hay khu rừng cò chỉ còn rất ít cò ít một cách không đáng kể. Thế là cuộc cách mạng của ông Tố Hữu thành công và Việt Nam hết chim.
Còn màu xanh của lá?
Những người qua lại Việt Nam đều đồng ý. Rừng bị phá hoại thẳng tay. Cho tới năm 1993, hàng ngàn công ty thi nhau đốn cây lấy gỗ xuất khau. Hàng trăm ngàn gia đình sống bằng nghe phá rừng lấy củi đem bán cho hàng triệu gia đình cần chất đốt. Chỉ tới giữa năm 1993, nhà nước mới ra lệnh cấm xuất cảng gỗ, và mới bắt đầu có một cố gắng rất hình thức để trồng lại rừng, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị phá nhanh chóng. Nhà nước cộng sản cũng không giấu giếm việc này, và nhiều báo chí đã lên tiếng báo động. Nhưng còn gì để báo động? Những con số đã thực kinh khủng: 3/4 rừng Việt Nam đã bị phá, chỉ riêng trong 20 năm từ 1975 đến 1995, kể từ ngày đất nước thống nhất hơn một nửa diện tích rừng trên toàn quốc bị phá hủy. Mùa hè 1999, tôi lại được đọc một nguồn tin của nhà nước theo đó thì khoảng 1/3 diện tích rừng đã bị phá từ năm năm qua. Rừng Việt Nam còn lại bao nhiêu có lẽ không ai biết được một cách chính xác nhưng tôi nghĩ sự thực có lẽ còn bi đát hơn các con số. Báo chí thế giới đã nói tới rất nhiều, và chính quyền còn nói nhiều hơn, về những tàn phá gây ra cho rừng vì những thảm bom B52 và nhất là chất độc màu da cam của Mỹ. Điều đó đúng, và rừng cây Việt Nam đã bị thiệt hại rất nhiều. Nhưng không thấm vào đâu so với những tàn phá của 25 năm quản lý đất nước bất chấp môi sinh. Người ta cứ tưởng đất nước Việt Nam vô tận, thiên nhiên Việt Nam vô tận nên cứ thẳng tay tàn phá.
Vô lý nhất là việc cho phép xuất cảng gỗ cho tới vài năm gần đây cũng vô lý và đần độn như việc xuất khẩu kim loại phế thải trước đây với giá rẻ mạt, rồi bây giờ phải mua lại với giá đắt gấp mấy chục lần. Việt Nam chưa bao giờ dư gỗ cả. Chúng ta có gỗ để xuất khẩu chỉ vì chúng ta quá nghèo. Không cần nói tới miền Bắc và miền Trung, nơi cuộc sống nông thôn chỉ là một sự đầy đọa và ở đó chẳng làm gì có chuyện sắm bàn ghế, giường gỗ, tủ gỗ. Tôi đã đi qua các tỉnh miền Tây Nam phần trù phú, ở đó hầu như tất cả các căn nhà đòng quê đều dựng lên bằng tre, và mỗi gia đình chỉ có một hai chiếc giường bằng gỗ; bàn ghế hầu như không có. Khi mức sống đã tăng lên, và phải hy vọng là mức sống sẽ tăng lên, chúng ta sẽ phải nhập cảng một số lượng gỗ lớn.
Đất nước ta đã chật hẹp, đã không có tài nguyên thiên nhiên, còn bị phá hủy và trở thành cằn cỗi. Không còn rừng xanh và bặt tiếng chim!
Ngày xưa, Nguyễn Trãi kể tội quân Minh tàn phá nước ta: Tàn hại cả côn trùng thảo mộc? Quân Minh không phải là người Việt Nam và vì thế có thể không quí trọng thiên nhiên Việt Nam. Ngày nay chính người Việt Nam tàn phá đất nước Việt Nam. Khi đất nước Việt Nam đã bị tàn phá đến nỗi không còn sinh sống được nữa thì cũng không còn gì để nói và làm nữa. Tôi đã có dịp ghé thăm nước Tunisie. Quốc gia bé nhỏ này đang bị thiên nhiên tiêu diệt từ từ. Sa mạc ngày càng lấn lên từ miền Nam, nước Tunisie đã nhỏ lại càng nhỏ lại. Sự thiếu thốn thảo mộc đang làm thay đổi cả thời tiết. Mưa đổ ào xuống trong vòng 10 ngày mỗi năm, rồi sau đó là hạn hán. Những con sông trung bình chỉ có nước một hai ngày mỗi năm, những ngày còn lại chúng đề trơ lòng sông nứt nẻ. Cả một cố gắng vĩ đại và tuyệt vọng được tung ra dễ trồng cây ngăn chặn sự gậm nhấm của sa mạc. Nhưng đó là một thiên tai. ởViệt Nam tai họa do con người và do người Việt Nam.
Tuy vậy Tunisie vẫn còn chim, mắt tôi đã nhìn thấy nhiều đàn chim. Việt Nam không còn chim.
Nguyễn Gia Kiểng
trích trong tác phẩm: Tổ Quốc Ăn Năm. Đăng lại từ vinadia.org