Đọc Thêm:
1. Đọc báo cũ: Phải chăng đây là cuộc Tử đạo?
2. Đọc báo cũ: Vĩnh biệt Hà Nội (Giáo hội Công giáo tại Hà Nội 1954)
3. Đọc báo cũ: Đại hội giới trẻ Công giáo lần đầu tiên tại Đông Dương năm 1937
4. Đọc báo cũ: Nỗi lòng của một thừa sai: Tại sao tôi không trở về Pháp
6. Đọc báo cũ: Hoàng hậu của xứ Annam, một người theo đạo Công giáo
7. Đọc báo cũ: Một nữ tu Úc qua đời trên đường thoát khỏi Việt minh năm 1954
8. Đọc báo cũ: Sự anh hùng của những người công giáo Việt Nam di cư vào Nam năm 1954
9. Đọc báo cũ: Tấm gương của một nhà thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế từ Canada đến Việt Nam năm 1925
Giới thiệu: Bài báo này được tìm thấy trên tờ Catholic Press, xuất bản tại Sydney, Australia, số ra Thứ 5 ngày 30 tháng 1 năm 1936. Bài báo viết về tấm gương của Đức Cha Eugène Marie Joseph Allys (tên Việt là Lý), một Giám mục thuộc Hội Thừa Sai Paris, là một nhà Truyền giáo giàu nhiệt huyết trên vùng đất xứ Huế. Xin được dịch lại để bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo.
————————————————————
Ngày 12 tháng 10 năm 1935, các giáo dân Công giáo tại Huế hân hoan chúc mừng Đức cha Eugene M.J.Allys nhân dịp kỉ niệm 60 năm hồng ân linh mục của ngài. Đức cha năm nay 83 tuổi, và ngài đã dành trọn 60 năm linh mục để làm việc trên cánh đồng truyền giáo Annam mà không một lần nghỉ phép về lại Pháp. Đức khâm sứ Tòa thánh tại Đông Dương, Tổng giám mục Columban Dreyer, O.F.M đã hiện diện trong thánh lễ kỉ niệm tại nhà thờ Chính tòa Huế. Đức Thánh Cha cũng đã gửi một điện tín chúc mừng đặc biệt.
Đức cha Allys thuộc Hội thừa sai Paris, chào đời năm 1852 tại Paimpont, Tổng giáo phận Rennes. Ngài chịu chức linh mục năm 1875 và liền ngay sau đó đã lên tàu sang Annam. Ngài đã trải qua hai năm khốn khó cùng các Ki-tô hữu ở Đông Dương trong thời bách đạo, giữa giai đoạn 1883-1885. Khi ấy các giáo dân của ngài bị li tán khắp nơi, và nhiều người đã tử đạo khi mà cuộc bách hại đạo diễn ra ở nhiều nơi khiến 40,000 người thiệt mạng.
Ngài trở thành Giám mục địa phận trung kỳ năm 1908. Ngài thành lập hai Dòng tu bản địa với mục đích dậy giáo lý cho trẻ em nghèo, đó là Dòng Con cái Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội và Dòng tiểu đệ Thánh Tâm. Ngài cũng thiết lập Đan viện Cát-minh tại Huế để đảm bảo rằng sứ vụ truyền giáo của ngài luôn có người cầu thay nguyện giúp. Ngài cũng trợ giúp hai linh mục khác để thành lập Đan viện Xi-tô Phước Sơn. Ngài cũng dọn đường cho việc thành lập Trường La Provincence, ngôi trường mà khi được khánh thành, sẽ trở thành trường cao đẳng đệ nhị duy nhất tại xứ Đông Dương.
10 năm trước đây vào dịp kim khánh linh mục, Đức cha Allys được Tòa Thánh trao tặng danh hiệu Assistant at the Papal Throne. Ngài cũng được chính phủ Pháp trao tặng huân chương Officer of the Legion of Honour và được chính quyền Anam trao tặng những tước vị cao nhất của Hoàng gia.
Đôi mắt ngài không nhìn được rõ và gần đây đã trở nền mù lòa hoàn toàn, khiến ngài chỉ ở tại căn nhà nhỏ theo phong cách Annam, nơi mà khách khắp nơi thường xuyên lui tới viếng thăm ngài. Linh mục John J.Considine trong một dịp viếng thăm xứ truyền giáo Đông Dương năm 1932, đã mô tả về Đức cha Allys như thế này:
“Trong một căn nhà nhỏ khép mình dưới rặng cây, cạnh một con sông ở Huế, một ông cụ mù lòa an dưỡng ở nơi đây. Năm mươi năm trước, con người này đã lên thuyền từ nước Pháp xa xôi, mang theo nhiệt huyết tuổi trẻ, tầm nhìn, sức khỏe, và ngọn lửa đức tin. Và kể từ ngày đó, người ấy không bao giờ bước chân ra khỏi xứ Annam, nơi mà người ấy đã nhận làm quê hương. Khi Bộ trưởng bộ thuộc địa Pháp, ngài Reynaud, công du qua Huế, dù bận trăm công nghìn việc, vẫn cố gắng xắp xếp nửa tiếng đồng hồ để được vấn an tới con người li hương này. Hoàng tử và công chúa nước Bỉ cũng đến viếng thăm con người mù lòa này.”
“Đức cha đã trải qua biết bao thăng trầm của đạo và đời trên mảnh đất Annam này suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua. Đôi mắt ngài bị đục thủy tinh thể và đã phải bị cắt bảo ba năm trước đây. Thế nhưng, ngài hãy còn rất khỏe, bước đi vững chắc và có một giọng khỏe khoắn. …. Ngài nói: “Tôi chưa chết đâu. Dù không còn nhìn được, tôi vẫn theo dõi được thư từ nhờ cha thư ký đọc giúp. Tôi nói chuyện với khách viếng thăm, rồi tôi cầu nguyện.”
“Đức cha còn nhớ chuyện ngày xưa không? Tôi hỏi ngài. “Oh, dĩ nhiên rồi, lúc nào cũng nhớ.” Câu hỏi của tôi đã khơi lại những hồi ức của Đức cha. Tôi thấy mình như đứa bé ngồi cạnh ông bà để lắng nghe những chuyện xưa cũ. Không có gì hấp dẫn hơn là được lắng nghe những câu chuyện một nhà thừa sai lão thành, một con người danh tiếng lẫy lừng trên miền đất Viễn Đông.”
Chuyển ngữ: Duc Trung Vu, CSsR