Hội thánh tin như thế nào vì việc Đức Maria vẫn còn đồng trinh sau khi sinh hạ Đức Giêsu? Đức Maria không “ăn ở” với thánh Giuse sau khi hai người đã kết hôn có phải là một “tội” không? Trong bài ca Magnihcat, Đức Mẹ nói, “Thần trí tôi vui mừng trong Chúa, đấng cứu độ tôi’’. Như vậy Hội Thánh hiểu thế nào về sự kiện Đức Mẹ sinh ra mà không mắc tội nguyên tổ?
Đúng là Hội Thánh Công Giáo tuyên xưng đạo lý Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, một niềm tin mà – tình cờ – một số hệ phái Cải Cách lớn cũng chia sẻ, kể cả hệ phái Luthher, Calvin và Zwingli.
Tuy nhiên, những kiểu diễn tả sớm sủa của giáo huấn này có ở thế kỷ đầu của Kitô giáo cho thấy nội dung thiêng liêng và thần học trong vấn đề đồng trinh của Đức Maria mới là thiết yếu và trọn vẹn để hiểu chính xác đồng trinh là như thế nào.
Chúng ta tin rằng sự đồng trinh thể lý của Đức Maria là một thực tế. Nhưng ý nghĩa của thực tế ấy vượt quá lãnh vực sinh vật học và sinh lý học. Chủ yếu đó là một cách thể hiên tình yêu triệt để và toàn diện của Đức Maria đối với Thiên Chúa, và hoàn toàn qui phục ý muốn của Thiên Chúa. Cũng như tất cả mọi hồng ân độc đáo của Mẹ đều bởi Chúa Cha, thì hồng ân đồng trinh cũng phải được nhìn dưới ánh sáng ơn gọi cao cả của Mẹ là làm Mẹ Đức Giêsu Kitô, làm mẹ Thiên Chúa.
Như vậy, trong quan điểm của các giáo phụ thời đầu của Hội thánh, đức đông trinh của Mẹ Maria có ý nghĩa trước hết là là đặc ân của chính Chúa Giêsu. Việc người thành thai trong lòng Mẹ bởi quyền năng Chúa Thánh thần phản chiếu “sự thụ thai” vĩnh cửu, sinh bởi Chúa Cha trước mọi thế hệ, như kinh Tin kính chúng ta đọc và sứ mạng của Người là tái sinh, tái tạo toàn thể dòng giống nhân loại qua giao ước mới của người. Chính trong bối cảnh này mà Đức Maria được gọi là “Eva mới”, Mẹ của thụ tạo mới là gia đình nhân loại, và là người được đặt cách chia sẻ chiến thắng của Người Con trên tội lỗi cùng những hậu quả của tội lỗi trong thế giới.
Truyền thống về Đức Maria vẫn còn đồng trinh sau khi sinh con, một truyền thống thời giáo phụ còn cổ hơn truyên thống về sự sinh hạ đồng trinh, cũng dựa trên những kiến giải trên đây của Kitô giáo. Cuộc hôn nhân giữa thánh Giuse và đức Maria là một cuộc hôn nhân đặc biệt, thậm chí là một mầu nhiệm. Trong hôn nhân, đôi vợ chồng cam kết với nhau về quyền biểu lộ tình yêu tình dục một cách yêu thương xứng hợp và đúng lúc. Tuy nhiên, không có sự bó buộc tuyệt đối phải thực hiện quyền đó, kể cả khi chúng ta hiểu về hôn nhân ngày nay. Các sách Tin Mừng (bao gồm Lc 1:34, Maria nói, “tôi không có quan hệ với đàn ông ”) và toàn thể truyền thống Kitô giáo, hầu như đều nhận rằng đó là điều đã xảy ra với Giuse và Maria.
Cuối cùng, Đức giáo hoàng Piô XII, khi tuyên bố tín đều Vô nhiễm nguyên tội, đã nói rõ rằng tất cả mọi đặc ân của Đức Mẹ, kể cả đặc ân đồng trinh, đều được ban cho Mẹ qua chúa Kitô. Đức giáo hoàng nói, “Mẹ được gìn giữ khỏi mọi tội“ nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu tinh của nhân loại.”
Như vậy, như bài ca Magnificat ca tụng, Đức Giêsu là Đấng Cứu tinh của Mẹ cũng là của chúng ta.
Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay
Tác giả: John J. Dietzen
Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP
Đọc thêm:
2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin
3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh
4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?
5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản
6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)
12. Vụ nổ vũ trụ ( Big Bang ) và tuổi trái đất
13. Tuổi của dòng giống loài người
14. Thiên chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ
15. Tiến hóa ” còn hơn là một giả thuyết “
17. Thần học có dựa trên khoa học không?
18.Ngôi vị nào là đấng tạo hóa.
19. Ông Môsê và 5 cuốn sách đầu tiên của bộ Thánh Kinh.
23.tại sao có những cái “uế tạp”?
25. Dân Israel có thuộc về dân Do Thái không?
30. Ngôn ngữ bao hàm giới tính trong thánh kinh