Hai phút tìm hiểu thần học (3): Tertullian bàn về mối liên hệ giữa triết học và dị giáo

Nhà thần học người La Mã có tên là Tertullian (khoảng 160-220) nổi tiếng với sự thù địch của ông đối với sự xâm nhập không đúng mực của triết học vào thần học. Ông cho rằng triết học có tư tưởng ngoại giáo, và việc sử dụng triết học trong thần học chỉ có thể dẫn đến dị giáo trong giáo hội. Trong cuốn Bàn về nguyên tắc của dị giáo, được viết bằng tiếng Latinh vào những năm đầu của thế kỷ thứ ba, Tertullian đã thiết lập một sự tương phản nổi tiếng giữa Athens và Jerusalem, tượng trưng cho sự căng thẳng giữa triết học ngoại gáio và mặc khải của đức tin Kitô giáo. Câu hỏi cơ bản của Tertullian liên quan đến mối quan hệ giữa thần học Kitô giáo và triết học thế tục, đặc biệt là triết học Plato. Thành phố Athens của Hy Lạp là nơi có Học viện, một tổ chức học thuật của triết học được thành lập bởi Plato vào năm 387 trước Công nguyên. Đối với Tertullian, các nhà thần học Kitô giáo sống trong một thế giới tâm lý hoàn toàn khác biệt so với triết gia đến từ dân ngoại. Làm sao có thể có một cuộc đối thoại giữa hai bên? Tham khảo: 1.1, 1.2, 1.4.

Vì triết học cung cấp sự khôn ngoan của thế gian, triết học tự cho mình là người thông dịch của bản chất và sự sắp đặt của Thiên Chúa. Các dị giáo nhận được vũ khí của mình từ triết học. Valentinus, một đệ tử của Plato, đã lấy ý tưởng về “aeons” và “ba người” của mình từ nguồn triết học này. Và từ đó, vị stothần của Marcion (nên được ưu tiên hơn, vì sự yên bình của mình) đã đến; Marcion đến từ Stoics- trường phái khắc kỷ. Nói rằng linh hồn phải chết là đi theo con đường của Epicurus. Và việc phủ nhận sự phục sinh của thân xác được tìm thấy trong các tác phẩm của tất cả các triết gia. Nói rằng vật chất bình đẳng với Thiên Chúa là theo học thuyết của Zeno; nói về một vị thần của lửa là để dựa trên Heraclitus. Đó là những chủ đề giống nhau mà cả những người dị giáo và các triết gia quan tâm. Từ đâu sự dữ xuất hiện, và tại sao? Từ đâu bản chất con người xuất hiện, và làm thế nào? […] Có gì chung giữa Athens và Jerusalem? Giữa Học viện và giáo hội? Hệ thống niềm tin của chúng ta [institutio] xuất phát từ Hành lang Solomon, người đã dạy rằng cần phải tìm kiếm Thiên Chúa trong sự giản đơn của con tim. Thật tồi tệ cho những người nói về một Kitô giáo mang màu sắc khắc kỷ “Stoic”, Plato “Platonic” hoặc “dialectic”- thuần túy suy luận dựa trên sự đối thoại và tranh luận! Chúng ta không cần sự tò mò tìm hiểu Đức Giêsu Kitô, cũng không cần điều tra [inquisitio] sau Tin Mừng. Khi chúng ta tin, chúng ta mong muốn tin không có gì khác ngoài “không có gì khác mà chúng ta bắt buộc phải tin”.

Bình luận

Athens và Jerusalem được so sánh ở đây: thành phố cổ đại đầu tiên là nơi của triết dân ngoại, còn thành phố thứ hai là nơi của mặc khải của đức tin thiêng liêng, chóp đỉnh là Chúa Giêsu Kitô. “Học viện” là một tham chiếu cụ thể đến trường triết học Plato tại Athens, chứ không phải là một tham chiếu tổng quát hơn đến những gì ngày nay được biết đến như “thế giới học thuật” (mặc dù từ tiếng Anh hiện đại này bắt nguồn từ tên của trường dạy triết học Plato). Lưu ý cách Tertullian lập luận rằng việc các dị giáo dường như rút ra ý tưởng của họ từ triết học thế tục chỉ là một vấn đề lịch sử thuần túy. Theo quan điểm của ông, điều này đủ để đặt ra những câu hỏi rất nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng triết học trong thần học. Nhiều dị giáo mà Tertullian đề cập là các hình thức của Gnosticism- Ngộ giáo. Đặc biệt, ông tham chiếu đến tác giả thế kỷ thứ hai có tên là Marcion, người bị tẩy chay vào năm 144. Theo Marcion, Kitô giáo là một tôn giáo của tình yêu, không có chỗ cho luật pháp. Cựu ước liên quan đến một Thiên Chúa khác so với Tân ước; Thiên Chúa Cựu ước, người chỉ tạo ra thế giới, bị ám ảnh bởi ý niệm về luật pháp. Thiên Chúa Tân ước, tuy nhiên, đã chuộc lại thế giới và quan tâm đến tình yêu. Đối với Marcion, mục đích của Chúa Giêsu Kitô là lật đổ Thiên Chúa Cựu ước (tương tự như một vị thần trí tuệ và nghệ thuậ, một vị thần thấp hơn vị thần tối cáo, có trách nhiệm tạo ra thế giới) và thay thế điều này bằng sự tôn sùng Thiên Chúa ân sủng thật sự. Luận điểm cơ bản của Tertullian là triết học thế tục chứa đựng những ý tưởng cốt lõi không nhất quán với đức tin Kitô giáo. Nếu các hệ thống triết học này được sử dụng làm cơ sở cho thần học Kitô giáo, một căng thẳng nghiêm trọng sẽ xảy ra, có thể dẫn đến sự suy thoái của tính toàn vẹn Kitô giáo. Lưu ý cách Tertullian coi rằng nguồn gốc của dị giáo nằm bên ngoài nhà thờ, không phải bên trong.

Câu hỏi:

1 Tertullian và Justin Martyr (1.1) đều đề cập đến triết gia người ngoại giáo Heraclitus. Tóm tắt những thái độ khác nhau của họ đối với triết gia này. Làm thế nào bạn giải thích những khác biệt này?

Tertullian có ý gì khi đặt câu hỏi sau: “Có gì chung giữa Athens và Jerusalem? Giữa Học viện và ggiáo hội?”

Tertullian là một nhà thần học nói tiếng Latin, trú ở vùng Địa Trung Hải phía tây; Justin và Clement đều nói tiếng Hy Lạp, ngụ ở vùng Địa Trung Hải phía đông. Sự quan sát này có liên quan gì đến thái độ của họ đối với triết học không?

Duc Trung Vu, CSsR chuyển ngữ

Đọc thêm:

1. Hai phút tìm hiểu thần học: Justin Martyr bàn về Triết học và Thần học

2. Hai phút tìm hiểu thần học: Clement of Alexandria bàn về triết học và thần học