Nền tảng đức tin tôn giáo của Tổng thống Mỹ Barack Obama

Thái Hà (25.05.2016) – Trong một lần nói chuyện với Sarah Pulliam và Ted Olsen của tạp chí Christianity Today, ông Obama khẳng định: “Tôi tin vào sự chết  và sự sống lại của Chúa Giêsu. Tôi tin rằng, đức tin ấy là con đường dẫn tôi đến bí tích Thanh Tẩy và nhờ đó được hưởng sự sống đời đời. Nhưng quan trọng hơn, tôi tin vào hình mẫu mà Chúa Giê-su đã thiết lập, bằng cách cho người đói ăn, chữa lành người bệnh tật, và luôn ưu tiên cho những người thấp hèn, hơn là cho những kẻ quyền thế” (ông Obama theo Giáo hội Tin Lành)

Nền tảng tôn giáo của Tổng thống Obama phong phú hơn so với hầu hết các chính trị gia nổi tiếng khác, nhưng điều này có thể chứng minh cho sự đại diện của thế hệ tương lai của nước Mỹ, những người lớn lên trong một nước Mỹ ngày càng “hợp chủng”.

Trong cuốn sách ‘The Audacity of Hope’’, Tổng thống Barack Obama đã viết: ‘Tôi đã được nuôi nấng trong một gia đình có niềm tin tôn giáo. Với mẹ tôi, tôn giáo không chỉ với vẻ bên ngoài, thường là qua trang phục kín đáo, nhưng còn là lòng trung thành. Trong suy nghĩ của bà, kiến thức nền tảng về những tôn giáo lớn trên thế giới là một phần cần thiết của bất kỳ nền giáo dục toàn diện nào. Trong kho tàng Kinh Thánh của chúng ta, kinh Koran, và Bhagavad Gita được đặt trên kệ cùng với những cuốn sách của thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và Châu Phi.’’

Ông Obama nói trong một lần trả lời phỏng vấn: “Tôi là Ki-tô hữu và được lớn lên trong môi trường giáo dục đó từ mẹ. Đối với tôi, Chúa Giê-su không chỉ là một nhân vật lịch sử. Ngài là một thầy dạy tuyệt vời của bất cứ ai và ở bất cứ niềm tin nào”.

Khi được hỏi về việc cầu nguyện hàng ngày, ông nói: “Tôi quỳ gối. Tôi nghĩ rằng tôi bắt đầu trò chuyện với Thiên Chúa. Tôi nghĩ rằng trong suốt cả ngày, tôi liên tục đặt câu hỏi về những gì tôi đang làm, tại sao tôi lại làm điều đó”.

Tổng thống Obama tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ cùng gia đình.
Tổng thống Obama tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ cùng gia đình.

Ông nói thêm: “Có nhiều con đường đến cùng một đích, và đó chính là niềm xác tín rằng, có một quyền lực cao hơn; một niềm tin rằng, chúng ta đang kết nối với nhau như một “chi thể”. Điều đó có giá trị vượt lên chủng tộc, văn hóa và cùng tiến bước về phía trước.”

JOINT BASE ANDREWS, MD - SEPTEMBER 22:  (EDITORS NOTE: Retransmission with alternate crop)  Pope Francis (L) is escorted by U.S. President Barack Obama as he greets and other political and Catholic church leaders after arriving from Cuba September 22, 2015 at Joint Base Andrews, Maryland. Francis will be visiting Washington, New York City and Philadelphia during his first trip to the United States as Pope.  (Photo by Chip Somodevilla/Getty Images)
JOINT BASE ANDREWS, MD – SEPTEMBER 22: (EDITORS NOTE: Retransmission with alternate crop) Pope Francis (L) is escorted by U.S. President Barack Obama as he greets and other political and Catholic church leaders after arriving from Cuba September 22, 2015 at Joint Base Andrews, Maryland. Francis will be visiting Washington, New York City and Philadelphia during his first trip to the United States as Pope. (Photo by Chip Somodevilla/Getty Images)

Ngày 9 tháng 10, 2009, Ủy ban Nobel Na Uy tuyên bố ông Obama đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 2009 “do những nỗ lực phi thường của ông nhằm củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc”. Ngày 10 tháng 12, 2009, Obama đến Oslo nhận giải với thái độ “hết sức khiêm tốn và lòng biết ơn sâu sắc”. Lần trao giải này gây ra những phản ứng trái nghịch nhau từ những nhà lãnh đạo thế giới cũng như giới truyền thông. Obama là người thứ tư trong số các Tổng thống Hoa Kỳ được trao giải Nobel Hòa bình, và là người thứ ba nhận giải khi đương chức.

Được biết, còn có nhiều nhân vật nổi tiếng khác cũng là Ki-tô hữu bao gồm  Barry Lynn, John Adams, John Quincy Adams, Paul Tillich, Reinhold Niebuhr, Howard Dean, và Jim Jeffords…

An Nhiên

(Theo patheos.com và nhiều nguồn từ Internet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.