Tín hữu kitô và tiền: phải chi tiêu gì?

Cho đi là bổn phận thiết yếu của tín hữu kitô, vì của cải và tiền bạc được giao phó cho chúng ta là để vì lợi ích chung. Việc sử dụng tiền là kết quả của nghĩa vụ quốc gia của chúng ta, rồi sau đó chúng ta được mời gọi để chi tiêu hữu ích, để đầu tư và để cho. Vậy thì chúng ta nên chi tiêu gì?

Cho, chắc chắn là một chữ quan trọng trong Thánh Kinh, nhất là trong các Tin Mừng. Nguyên tắc này có cùng lời mời gọi để trở thành trọng tâm trong đời sống chúng ta, bắt đầu qua việc cho thì giờ, cho sự sẵn sàng của mình trong đời sống riêng tư cũng như trong đời sống nghề nghiệp, kể cả trong các công ty. Nhưng lãnh vực sát cạnh nhất trong việc áp dụng nguyên tắc này là quà tặng cá nhân bằng tiền. Tuy có vẻ đơn giản nhưng thực tế nó đặt ra nhiều câu hỏi cho nhiều người. Nhất là ở các nước có mức thuế cao như các nước Âu Mỹ, gánh nặng chi tiêu của các gia đình thì nặng nề. Cho bao nhiêu? Cho ai? Đó là các câu hỏi cần đặt ra. dĩ nhiên không có quy tắc cố định nào trong vấn đề này. Nhưng cũng hữu ích để đưa ra các suy nghĩ làm sáng tỏ vấn đề này cho mỗi người.

Kiểm tra đầu tiên là chúng ta đã sẵn sàng cho hay chưa. Chúng ta càng nhận nhiều phương tiện thì chúng ta càng phải xem các phương tiện này có được dùng cho lợi ích chung không, theo nguyên tắc công giáo về những nơi mình cho: chúng ta là chủ nhân những gì mình có, chúng ta tự do quyết định mình làm gì với của cải; nhưng chúng ta phải phục vụ vì lợi ích chung, cho tất cả mọi người.

Đầu tiên hết là gia đình 

Nghĩa vụ đầu tiên của chúng ta là kết quả từ nghĩa vụ quốc gia và do đó, trước hết là mối quan tâm của chúng ta đối với gia đình. Môi trường sống của gia đình phụ thuộc vào vị trí của chúng ta trong xã hội, cách sử dụng được đánh giá bằng lương tâm. Đâu là mức chi tiêu hợp pháp của chúng ta với các nghĩa vụ xã hội? Câu trả lời tất nhiên phụ thuộc một phần vào xã hội. Nó sẽ không thể là ràng buộc xã hội duy nhất, đôi khi có thể quá mức (nếu nó dẫn đến các chi tiêu xa hoa, không đạo đức đối với nạn nghèo đói), ngược lại đôi khi không đủ, ít nhất là về mặt số lượng (trong thời buổi chúng ta, khi thiếu các giá trị tập thể về phẩm chất, cho phép người giàu sống hoàn toàn trong sự tầm thường ích kỷ). Do đó các chi tiêu cho phép xã hội thể hiện vai trò tích cực mà nó hợp pháp mong chờ từ những người đã nhận được các phương tiện, đặc biệt nếu các phương tiện này quan trọng.

Nhưng chúng ta phải phân biệt giữa các chi phí này. Trước hết có một mức độ cơ bản không thể thiếu, nó cũng phụ thuộc vào sự hội nhập của chúng ta trong xã hội. Tất cả những gì vượt quá mức độ này phải được suy nghĩ kỹ để xem chúng ta được gọi như thế nào để dùng các phương tiện, mà theo đó chúng ta có trách nhiệm tương ứng. Chúng ta có thể sắp lại sử dụng này theo ba thể loại lớn: các chi tiêu khác, đầu tư và rộng lượng.

Điều gì có ích cho xã hội

Trong số các chi phí khác đầu tiên, có một số chi phí hữu ích về mặt xã hội nhưng ít cần thiết hơn so với các chi phí nêu trên. Điều này đi từ việc duy trì một lối sống nào đó, gồm áo quần, khuyến khích các sinh hoạt văn hóa, xây nhà và xây đẹp nếu có thể, nghệ thuật thủ công, v.v cho đến việc chấp nhận một vai trò công cộng, được thực hiện bằng các phương tiện này. Nói cách khác, đây là những chi tiêu mà xã hội mong đợi, ít nhiều rõ ràng từ những người có thu nhập hay có của cải nhất định, và bản thân được xác nhận là hợp lý và thực sự có lợi. Bởi vì được tổ chức bằng cách dựa trên đó, những chi tiêu khi đó cần thiết gấp đôi. Một mặt, các mạch sản xuất kinh tế hợp pháp và có lợi sống trên đó; và mặt khác, xã hội dựa trên những người có một hiệu ứng lôi cuốn trên người khác, vì vị trí và phương tiện của họ, sẽ thực sự thúc đẩy một giá trị hoặc một lối sống cụ thể.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.