Đọc bài liên quan:
(1). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Sở đất ở Thái Hà
(2).Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Xây dựng và khánh thành Nhà Hà Nội
(3). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Tập và Học Viện đào tạo tu sĩ
(4). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Nhà thờ Thái Hà và Việc sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
(5). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Hà Nội những năm thử thách 1940-1946
(6). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Hà Nội sau năm 1954 – Cha Paquette và cha Côté
(7). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Cha Giuse Vũ Ngọc Bích
(8). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Thầy Clemente Đạt và Cha Giuse Trần Hữu Thanh
(9). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên
CHA GIUSE VŨ NGỌC BÍCH
Cuối cùng, từ 1962, nhà Hà Nội chỉ còn một mình cha Giuse Vũ Ngọc Bích. Ngài là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và là tu sĩ nam duy nhất có mặt tại miền Bắc, là người Thiên Chúa đã chuẩn bị để sự hiện diện của Dòng Chúa Cứu Thế được tồn tại liên tục tại đây.
Cha Giuse Vũ Ngọc Bích sinh ngày 17-8-1914. Khẩn Dòng ngày 15-8-1937, Linh Mục ngày 6-6-1942. Cha kể rằng: “Tôi đã nhập nhóm với Trần Hữu Thanh, Nguyễn Đình Lành, Nguyễn Quang Toán để vào nhà tập.”
Cha Giuse Vũ ngọc Bính đã có một cuộc đời phục vụ trong những hoàn cảnh đầy gian nan. Cha đã đi giảng Đại phúc ở nhiều nơi ngoài Bắc, hợp tác với Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, khi tờ báo được tái bản tháng 6.1949… Với hiệp định Genève, cha tình nguyện ở lại Hà Nội. Thời gian đó cha đang theo khóa Nhà Tập 2 tại Đà Lạt. Cha cấp tốc trở về Hà Nội trước khi việc chia đôi đất nước được thực hiện và việc giao dịch, đi lại giữa hai miền bị đình chỉ.
Cha đã qua những thử thách lớn lao khi chứng kiến các “bạn đồng hành” hai người bị trục xuất và 2 người bị bắt và chết trong cảnh tù đày.
Dầu chỉ còn lại một mình tại Thái Hà ấp, cha vẫn duy trì các việc mục vụ. giảng dạy giáo lý, thăm viếng kẻ liệt. Việc kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp mỗi tuần vào ngày thứ Bảy vẫn được đều đặn.
Sức khỏe của cha bị ảnh hưởng bởi công việc quá nặng nề mà không có người giúp đỡ.
Ngôi tu viện lớn của Hà Nội vắng vẻ. Mỗi ngày thứ Bảy, Chúa Nhật tu viện mở cửa đón nhận mấy trăm người từ xa về hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Một thời gian sau nhà nước mượn làm bệnh viện Đống Đa.
Ngoài những công việc thường xuyên nặng nề lắm rồi, cha còn noi gương |Thánh tổ Anphongsô viết những cuốn sách tu đức, giáo lý, sáng tác nhiều bài thơ đạo để đặt vào tay giáo dân, thay thế phần nào những thiếu sót không được đi đây đó để giảng các tuần cấm phòng như ngài hằng tha thiết.
Chúng tôi được gặp cha Giuse Vũ Ngọc Bích lần đầu tiên sau bao chục năm vào tháng 5 năm 1990, nhận thấy nơi ngài nụ cười tràn niềm vui và tín thác nơi Thiên Chúa. Ngài đúng là người Thiên Chúa đã dùng để Dòng Chúa Cứu Thế được tồn tại trong phần nửa đất nước từ vĩ tuyến 17, trong suốt thời gian dài từ 1954 đến khi có cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên về tiếp nối. Với sức lực còn lại cha vẫn dâng lễ, vẫn giảng. Cây cổ thụ của Dòng đã để lại gương sáng tuyệt vời cho các thế hệ. Trong một lần trả lời phỏng vấn, khi được hỏi cha muốn để lại gì cho các thế hệ trẻ, cha chỉ nói: “Hãy bớt ổn ào đi.” Với kinh nghiệm của cả một cuộc đời toàn hiến cho Chúa và Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn nhung nhiễu, cha đã biết và đã kinh nghiệm sâu sắc về nội lực trong đời sống cầu nguyện và hoàn toàn bước đi trên con đường Thánh ý Chúa.
Sau 1975, trong một thời gian dài nữa, cha vẫn một mình phụ trách mục vụ giáo xứ Thái Hà và duy trì sự hiện diện của Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội. Lúc ấy, cha Già đã có vấn đề ở mắt. Cha đã được niềm vui gặp lại cha Giám Tỉnh Lêô Lê Trung Nghĩa và mấy anh em trong Nam ra thăm.
Cha cũng được đưa vào Nam thăm các cha các thầy trong Dòng, được mọi người đón tiếp với lòng yêu mến cảm phục như một người anh hùng mô phạm. Cha luôn nở nụ cười nhân hậu.
Chữa bệnh tại Việt Nam không mấy kết quả, cha đã xuất ngoại sang Âu Châu để chữa hai con mắt hầu có thể tiếp tục làm việc. Nhân dịp này, cha cũng đã đến Trung ương của Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Merulana và được yết kiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Trong Nam cũng như ngoài Bắc, những kỷ niệm hiếm có trong một cuộc đời tu sĩ – linh mục của Cha được mừng trọng thể, cùng với các cha cùng lớp: Nguyễn Đình Lành, Trần Hữu Thanh, Nguyễn Quang Toán: Kim Khánh khấn Dòng (1987), Ngân khánh Linh Mục (1992), Ngọc khánh khẩn Dòng (1997). Ngọc khánh Linh Mục (2002).
Vào cuối đời mù cả hai mất, cha vẫn sáng tác thơ, nhiều cuốn sách đạo đức, giáo lý, để lại gương sáng của người con cái Thánh Tổ Anphong không để mất một giây phút nào.
Cha được niềm vui thấy tương lai nhà Dòng tại Việt nam, cách riêng tại Miền Bắc được bảo đảm với nhiều ơn gọi trẻ kế thừa cho đến ngày 8.6 2004 cha đã an nghỉ và được chôn cất tại nghĩa trang Giáo xứ Thạch Bích. Hy sinh, đau khổ của cả một cuộc đời tận tai hiến của cha đã làm nên nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và hiệu quả tông đồ của Dòng Chúa Cứu Thế vậy.
(còn tiếp)
Lịch Sử Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do, DCCT