Xây tương lai: Một nền giáo dục đúng đắn cho thế hệ trẻ

Thái Hà (17.08.2016) – Một quốc gia có quyền. ,. ‘xây dựng tương lai mình bồng cách cung cấp một nền giáo dục thích đáng cho thế hệ trẻ” (Tóm lược HTXHCG, 157) I

Ai cũng biết, muốn xây dựng cuộc sống tương lai, xã hội và đất nước, thì cần phải đào tạo thế hệ trẻ. Như thế, cuộc sống của chúng ta, xã hội và đất nước có tốt hay không, hệ tại chủ yếu ở việc chúng ta có xây dựng được một nền giáo dục cho con em mình tốt hay không.treemxadaothanhan-dp-32-read-only-1441492049-1441599532

Giáo huấn Xã hội Công giáo đòi buộc phải cung cấp một nền giáo dục đúng đắn cho thế hệ trẻ. Từ xa xưa, Giáo hội Công giáo đã biết rõ tầm quan trọng của giáo dục vầ đào tạo trong việc xây dựng đời sống xã hội loài người. Cho nên, ;ở bất cứ nơi đâu có nhà thờ (dấu chỉ đạo Công giáo) nhưởmỉển Nam trước đây, nơi ấy có trường học được xây dựng rất bài bản, khang trang vầ tiện lợi. Điều cốt lõi trong nền giáo dục của Giáo hội là đào tạo cho người trẻ nên NGƯỜI, rồi nên THÁNH. Người ta dù là ai, làm bất cứ việc gì, thì trước hết họ cần phải là người đúng nghĩa. Một ai đó là người đúng nghĩa, thì đời sống và việc làm của họ sẽ tốt đẹp, và người ấy sẽ tiến dần đến phẩm hạnh của một vị thánh nhân.

Trong phạm vi bài viết này, không dám bàn đến nội dung của một nền giáo dục đúng đắn là thế nào, chỉ xin đưa ra một vài lát cắt minh chứng cho những yếu tố thành công và thất bại trong lối giáo dục thiết thân nhất, có thể làm được ngay tại các gia dinh.

Lối giáo duc nhung lua rất sai lẩm:

Không biết từ bao giờ đã hình thành nên kiểu giáo dục của những người lầm cha, làm mẹ trong rẩt nhiều gia đình ở Việt Nam ta, rất ưa thích cho con mình được nhàn hạ mà sung sướng. Cha mẹ nào cũng thương con, cũng muốn con được sung sướng, đó lầ điều tốt. Nhưng muốn con được nhàn hạ thôi thì thật là vô lý. Nhàn mà sung sướng là “ngồi mát ăn bát vàng”, là chỉ tay năm ngón sai người khác làm.

Cha mẹ khuyên con đi học rằng “Gắng học đi con, sau này đỡ cực tấm thân…”, chứ không phải “Gắng học đi con, để sau này nên người tốt, xây dựng gia đình và xã hội tốt…”. Cha mẹ chọn trường đại học, cao đẳng hay trường nghề cho con theo tiêu chuẩn ngành nào ra trường dễ xỉn việc, kiếm được nhiều tiền…, chứ không phải ngành nào hữu ích cho đời sống cộng đồng, cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Cha mẹ khuyên con phấn đấu thăng tiến trong địa vị xã hội để “Một người làm quan, cả họ được nhờ”…, chứ không phải có chức quyền để phục vụ nhân dân và đất nước. Lời nhận xét “Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gông học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… xuất phát không vì dam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?”của một bạn du học sinh người Nhật tại Việt Nam đã gây xôn xao dư luận cách nay chưa lâu, chẳng khiến chúng ta suy nghĩ lắm sao?

Ở trong gia đình, có những việc con đã đến tuổi tự làm được, cha mẹ vl thương và nuông chiều con, cứ làm thay hết, cha mẹ bận quá thì cũng sai người làm thay.Thành thử, những đứa trẻ lớn lên chỉ quen được hẩu hạ và phục vụ, bản thân còn không tự lo nổi, nói gì đến việc phục vụ ai. Như thế, vô tình đào tạo con thành những công tử bột, những con phỗng, thằng bù nhìn chẳng biết làm gì, mà lại quen thói kẻ cả ra lệnh, hách dịch. Từ xa xưa các cụ đã dạy: “Thương cho roi, cho vọt”. Cho roi, cho vọt không chỉ có nghĩa đánh đòn, mà là rèn cho con biết làm việc, lao động thì phải đổ mồ hôi, cực một chút mới nên người.

Thói quen để của cho con, mà rất nhiều cha mẹ đang phấn đấu thực hiện, e rằng lợi bất cập hại. Thực tế, môi trường sống Việt Nam cho thấy điều này mang đến nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Lý do như sau:

– Cha mẹ để lại nhiều của cải cho con, chẳng phải là muốn con không phải vất vả làm lụng mà vẫn có của ăn, tiêu xài sao? Điều này hợp lô gích lối giáo dục nuông chiều, tạo cho đứa trẻ tâm lý ỷ lại và lười biếng.

– Đứa trẻ không biết làm việc, thì cũng chẳng biết tiêu tiền một cách hữu ích và chính đáng. Cho nên, cha mẹ có để lại tiền rừng bạc biển, thì chúng tiêu xài phung phí chẳng bao lâu cũng hết sạch. Khi hết rồi thì khốn khổ, vì quen xài sang mà không biết lầm ra tiền.

– Lời bàn thêm: Không biết có phải vì lý do này, mà Việt Nam ta ít có gia đình giẩu có nhiều đời, cứ đời bố tạo lập, đời con phá phách. Trong khỉ nước ngoài, có nhiều dòng tộc giàu có hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ, vì họ biết giáo dục con cháu cẩn mẫn lao động, chí thú làm ăn, chẳng những gìn giữ được mà còn -khuyếch trương sản nghiệp.

Vi tâm niệm để của cho con, cha mẹ ra sức lầm giàu, có khi giầnh hết thời gian, công sức, trí lực để kiếm tiền – bất chấp việc bỏ bê, sao lãng công cuộc dạy con cái, đời mình ăn không hết, thì để lại cho con, mà để cho con thì bao nhiêu cho vừa. Gia sản nhiều đến bao nhiêu cũng chưa cho lầ đủ, thậm chí còn làm giàu bầng mọi giá, không loại trừ gian lận, mánh lới… Cho nên, của cải tạo lập được nhiều khi do bất công, do chiếm đoạt của người khác. Thế thì đời con cháu sẽ phải trả nợ, bảo sao chúng không mau nghèo, người xưa đã dạy: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Lối giáo dục sỏi đá thành đạt:

Một đứa trẻ người Nhật, ngay từ khi cắp sách đến trường, các em đã được dạy rằng: Nhật là một nước nghèo nần tài nguyên, xung quanh là biển cả lạnh lẽo và đá ngầm, rừng chẳng có gỗ quí, lòng đất toàn núi lửa mà chẳng có khoáng sản, lại thường xuyên gánh chịu thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần… Vậy muốn tạo lập được cuộc sống tốt, chủ yếu phải nhờ vào bàn tay, khối óc và lao động cần mẫn của con người.

Giáo dục Nhật Bản thành công, còn nhờ phần đóng góp rất quan trọng từ việc cộng tác giáo dục trong gia đình. Cụ .thể, cha mẹ Nhật rất cẩn thận, nghiêm khắc và đúng đắn trong việc nuôi dạy con cái họ. Tuyệt đối không có chuyện nuông chiều.

Đứa trẻ tùy theo độ tuổi, có thế làm được gì là phải rèn, phải tập. Từ việc tự chăm sóc bản thân, đến giúp đỡ cha mẹ. 3-4 tuổi là phải tự ăn cơm, tự đi vệ sinh, tự rửa tay, tự mặc đồ, tự mang giầy dép khi cha mẹ cho đỉ chơi,…. Nghĩa là cha mẹ không làm thay trẻ bất cứ những gì chúng đã có thể tự làm, cha mẹ quan sát, chỉ hỗ trợ trẻ làm tốt hơn khi cẩn.

Khi đi học, ngay từ những lớp mẫu giáo, được cha mẹ hay ông bà đưa đi, các em đã phải tự mang lấy túi xách dụng cụ đồ đạc của mình. Người lớn không mang thay, dẫu là họ đang đi tay không. Trẻ luôn được nhắc nhở phải biết “cám ơn” và “xin lỗi”, biết nhặt rác bỏ vào thùng, biết xếp hàng chờ đến lượt, biết thay đổi trang phục khi bị dơ. Khi lớn lên, đến tuổi trưởng thành, người trẻ cũng được cha mẹ nhắc nhở phải biết làm việc cống hiến cho đất nước, xây dựng xã hội tốt đều, thì cuộc sống gia đình mới được tốt lâu bển và ổn định.

Tóm lại, để có nền giáo dục đúng đắn theo đòi hỏi của Giáo huấn Xã hội, thì cần phải đẩu tư thời gian, nhất là cẩn sự phối hợp của toần xã hội: từ việc định hướng giáo dục đúng đắn cho đến người quản lý xã hội, các nhà chuyên môn có tài có tâm, kết hợp với giáo dục trong gia đình. Nhưng việc trước mắt, chúng ta có thể làm được, đó là thay đổi lối giáo dục kiểu “nhung lụa” trong các gia dinh, bắt chước lối giáo dục “sỏi đá” của người Nhật. Tập cho người trẻ Việt Nam có ý thức tự lập thân, tự chủ về suy nghĩ, lời nói và hành động của mình, đồng thời sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Hơn nữa, cần lấy giáo dục của Giáo hội Công giáo làm nền tảng, coi trọng giáo dục nhân bản, để thành người và thành thánh nhân.

Tín Thành

Nguồn: Tạp chí Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo, số 1&2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.