Coronavirus: Khi chính trị Trung quốc làm ra vẻ tôn giáo

Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quân y tại Bắc Kinh ngày 2 tháng 3 năm 2020. JU PENG / XINHUA

Ở Trung quốc cộng sản, chính trị chỉ là một hình thức tôn giáo của nghệ thuật y tế. Vai trò của Đảng là thanh tẩy dân chúng khỏi mọi nọc độc: vi-rút hoặc … tôn giáo. Nhưng chính tín hữu kitô là những người nổi bật bên cạnh giường bệnh nhân.

“Dịch là một con quỷ. Chúng ta không để con quỷ chui xuống lòng đất.” Mấy lời nói này có vẻ lạ với chúng ta, nhưng đó chính là lời của Tổng thư ký Đảng cộng sản Trung quốc Tập Cận Bình mô tả cuộc chiến mà Trung quốc đương đầu với vi-rút, khi ông gặp ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới ngày 28 tháng 1 vừa qua ở Bắc Kinh. Đây không phải sự lập dị của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trái lại, đối với Trung Quốc truyền thống của ngày hôm qua, cũng như với Trung Quốc cộng sản ngày nay, chính trị chỉ là hình thức tối thượng của nghệ thuật y học.

Nó bao gồm hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể chính trị – xã hội của tất cả mọi thứ đe dọa nó: bệnh tật, phản động, tham nhũng, ô nhiễm cơ thể và tinh thần. Các mối đe dọa này có thể đến từ những thần linh xấu xa, nhưng chúng cũng có thể chiếm hữu con người bằng xương bằng thịt,

Chính trị là thanh lọc

Do đó, rất lâu trước khi xuất hiện đại dịch coronavirus mới vào năm 2017, một bài phát biểu của Đảng mà bản ghi âm bị rò rỉ ra nước ngoài, sử dụng một từ vựng lạ để mô tả đời sống  tôn giáo ở Tân Cương, vùng rộng lớn phía tây bắc Trung quốc, nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống: chủ nghĩa cực đoan tôn giáo là “thuốc độc” làm xáo trộn tâm trí người dân, vì thế phải bị tiêu diệt tận gốc trước khi nó lan rộng dưới dạng khủng bố như “khối u ác tính không chữa được.”

Các trại cải tạo là “bệnh viện” trong đó người Trung quốc bị nhiễm bệnh ý thức hệ tôn giáo được làm mạnh bằng “hệ thống miễn nhiễm” của họ, để có thể kháng cự lại được một “căn bệnh nhiễm trùng mới.”

Còn về hai bệnh viện vừa được xây trong một thời gian kỷ lục ở Vũ Hán và được mở cửa ngày 3 và 8 tháng 2 dưới sự thán phục của toàn thế giới. Bệnh viện thứ nhất có tên Hỏa Thần Sơn (Huoshenshan), bệnh viện thứ nhì có tên Lôi Thần Sơn, thần sấm sét (Leishenshan).

Hỏa Thần Sơn là từ nhân vật thần thoại Zhurong vừa là hoàng đế thần thoại vừa là thần lửa. Lôi Thần Sơn là vị thần đáng sợ Leigong mà theo truyền thống Trung quốc là trừng phạt những kẻ độc ác và thần linh xấu khi chúng tấn công con người. Buồn cười cho các tên của bệnh viện ở một nước chính thức công nhận mình vô thần!

Tôn giáo, thuốc độc và thuốc chữa

Do đó, tôn giáo được chính quyền Trung quốc xem là nguồn gốc của cái ác cần phải chiến đấu và biện pháp để diệt tận cùng cái ác này: vừa thuốc độc, vừa thuốc chữa. Khi biện pháp nằm trong tay quyền lực thì họ dùng nó cho các mục tiêu chính trị, đó là thuốc chữa, nhưng khi tôn giáo bị quyền lực cho là hiện tượng không kiểm soát được, “lan truyền như dịch bệnh” ý thức hệ hay thể chất trong cơ thể xã hội-chính trị, thì đó là một bệnh ma quỷ mà họ phải chiến đấu không thương xót. Các độc giả của triết gia René Girard thấy ở đây hình ảnh của vật tế thần, vừa là vật tế thần vừa là đấng cứu tinh, làm xáo trộn cộng đồng, vì thế phải hy sinh trục xuất nó để mang lại hòa bình.

Còn kitô giáo trong tất cả những chuyện này thì sao? Chúng ta biết kitô giáo đặc biệt là đạo tin lành đã phát triển rất nhanh ở Trung quốc. Theo một số ước tính thì có khoảng 100 triệu người theo đạo tin lành, có thể lạc quan, nhưng cuối cùng Trung quốc sẽ có thể là nước đầu tiên có số tín hữu đông nhất dù bị chính quyền bách hại.

Tín hữu kitô bên cạnh người bệnh

Trong cơn dịch bệnh coronavirus, các nhóm tín hữu kitô nổi bật qua sự chăm sóc tận tình của họ bên cạnh người bệnh và những người bị cô lập, họ mang thức ăn, thuốc men đến cho những người này. Đây là hiện tượng khá mới ở Trung quốc, các khoản tài trợ từ xã hội dân sự để nỗ lực giúp chính quyền địa phương đã được nhân lên, thường là từ các nhà thờ nhưng cũng từ các nhóm tôn giáo khác, đặc biệt là phật giáo.

Trong bài giảng của Ngài, Chúa Kitô đã đảo ngược cái gì là ô uế và không ô uế: “Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế (Mt 15, 11). Và xa hơn một chút: “Giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế.” Và khi nhìn vào tâm hồn chúng ta, Chúa Kitô xem sự dữ như con vi-rút nhiễm chúng ta từ bên ngoài, như thế là đẩy tất cả trách nhiệm của sự dữ ra ngoài chúng ta. Các tín hữu kitô chỉ biết trợ giúp những ai trong thời dịch có nguy cơ bị xem như người  trách nhiệm trên nạn dịch đang đè nặng. Khi vi-rút lan truyền, người tín hữu kitô Âu châu có chứng tỏ cho thấy mình ngang tầm cao với người tín hữu Trung quốc không?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

http://phanxico.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.