Đọc phần trước:
(1). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Sở đất ở Thái Hà
(2).Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Xây dựng và khánh thành Nhà Hà Nội
(3). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Tập và Học Viện đào tạo tu sĩ
(4). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Nhà thờ Thái Hà và Việc sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
(5). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Hà Nội những năm thử thách 1940-1946
THÁI HÀ SAU 1950
Ngày 7-12-1950, cha Alphonse Tremblay. Bề trên Phụ tỉnh đã quyết định đưa cả Học viện và Nhà tập vào Đà Lạt. Cuộc đời đổi được thực hiện ngay sau lễ Giáng Sinh. Nhà Hà Nội chỉ còn: 11 Linh Mục và 6 thầy. Các việc tông đồ mục vụ vẫn duy trì.
NHÀ HÀ NỘI SAU 1954
Ngày 17-6-1954, cha Bề trên Phụ tỉnh Louis Roy viết thư cho cha Bề trên Tỉnh: “Tình thế rất khẩn trương. Tôi đã có những dự phòng khi Hunội bị đánh chiếm và thất thủ. Chúng tôi sẽ di tản một số tiểu đệ tử khoảng 24 chú tốt nhất. Giáo xứ không thể thiếu Linh Mục. Tôi đã kêu gọi những người tình nguyện. Hai cha Canada sẵn sàng ở lại… Các trận đánh bùng nổ khắp nơi, với một sự man rợ khó tả được. Tổng động viên đã lấy đi 103 tu sĩ. Lúc này đã có 10 tu sĩ Dòng ta phục vụ dưới cờ. Sắp tới sẽ có từ 21 đến 45 người khác.”
Tình thế nghiêm trọng và các bề trên đã có những quyết định sáng suốt. Số phận của 1.200.000 người Công giáo miền Bắc và tu sĩ nam nữ các Hội Dòng đang bị đe dọa trước. những biến chuyển quân sự ngày càng bất lợi cho chính quyền hiện hành.
Trong toàn phụ tỉnh, thời gian ấy đã có 9 thầy học viện, 2 thầy tập và 2 thầy trợ sĩ bị động viên. Các thầy nhà tập khấn Dòng với thời hạn là “Usque ad servitium militare. Cho đến khi bị động viên”. Các tân Linh Mục đang tuổi nhập ngũ có khả năng vào ngành TU Quân đội.
Cha Bề trên phụ tỉnh Louis Roy thăm Hà Nội ngày 7-7-1954.
Nhà Hà Nội còn 4 Linh Mục và 4 thầy. Các ngài dùng mọi khả năng và thời giờ để giúp đỡ những người di cư tìm đường vào Nam, lập danh sách cho cả chục ngàn người mỗi ngày đến đăng ký xin được di tản. Đức Khâm sứ Tòa Thánh John Dooley tha thiết xin các linh mục đừng ra đi.
Với hiệp định Genève, tiếng súng đã tạm im, nhưng cảnh hỗn độn diễn ra khắp nơi. Mặc dầu có sự ngăn cản, người ta vẫn đổ xô đi bằng mọi phương tiện để về miền Nam. Nhà Hanội phải chấp chứa trên 3.000 người đang chờ được lên tàu. Theo thư của cha L. Roy ngày 6-8-1954 thì có 4 cho Canada, một cha Việt-Nam và mấy thấy ở Hà Nội suốt ngày lo cho người di cư. Thủ tướng Ngô Đình Diệm kêu gọi dân chúng: “Hỡi đồng bào, mặc dầu chúng ta phải khổ đau và cực lực phản kháng, chúng ta hãy bình tĩnh và hiệp nhất với nhau để giang tay cho những người anh em di cư, thấm khô nước mắt của họ đồng thời phải tức khắc tham gia vào một cuộc chiến hòa bình và khó khăn để cuối cùng giải phóng đất nước chúng ta thoát khỏi mọi can thiệp ngoại bang và áp bức.”
Ngoài việc tiếp đón, giúp đỡ những người di cư, các cha còn lại: Francois Laliberté, Michel Laliberté, Patrice Gagné, Alexis Trépanier, Giacôbê Đào Hữu Thọ còn phải kiên trì ngồi tòa giải tội lâu giờ. Có người phải chờ đến 2 ngày mới xưng tội được.
Nhà Hà Nội đã chuyển về miền Nam những gì là quí báu và quan trọng, cách riêng Đà Lạt rồi cuối cùng về Huế ngày 5-9-1954.
Trong thư 7-10-1954, cha Bề trên Phụ tỉnh Louis Roy cho biết là đã để ở lại Hà Nội các cha Denis Paquette, Thomas Côté, Giuse Vũ Ngọc Bích và hai thầy Marcel và Clément. Đó là những anh em được chọn trong số những người tình nguyện ở lại Hà Nội. Cha Paquette đang làm Bề trên nhà Huế. Cha Côté đang làm linh hướng Nhà Tập 2 và cha Bích đang theo khóa nhà Tập 2 đã rút ngắn thời gian đặc biệt đó để về Hà Nội trước khi bức màn chia 2 miền sập xuống. Chúng ta dành một vài trang cho những anh em ở lại Hà Nội sau biến cố Genève 1954.
(còn tiếp)
Lịch Sử Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do, DCCT