Tổ chức y tế thế giới bị cáo buộc bao che cho Trung Quốc trong việc đối phó với dịch cúm Tàu Corona

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu tổ chức WHO. Ảnh dailymercury.com.au

Thái Hà (03.04.2020) – Theo hãng tin ABC News (Úc châu), tổ chức y tế thế giới (WHO) đang phải đối diện với rất nhiều sự chỉ trích về việc xử lý dịch cúm tầu Corona và về mối quan hệ thân thiết giữa tổ chức này với đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trang mạng Change.org kêu gọi ký thỉnh nguyện thư yêu cầu người đứng đầu WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phải từ chức. Đến nay, trang mạng này đã thu thập được gần 700.000 chữ ký. Tiến sĩ Tedros và tổ chức WHO có những động thái cho thấy họ bao che, dung túng cho nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Trung tuần tháng 1 vừa qua, WHO phê bình nhiều quốc gia vì lệnh cấm các công dân Trung Quốc nhập cảnh. WHO luôn lặp đi lặp lại cái tuyên bố của Trung Quốc, thậm chí khi ấy còn khăng định rằng virut cúm tàu không lây lan giữa người với người. WHO mù quáng chấp nhận những số liệu thống kê có dấu hiệu giả mạo của Trung Quốc. WHO trì hoãn việc công bố đại dịch cúm tàu trên toàn cầu. Phải đợi đến ngày 11 tháng 3, WHO mới chịu công bố.

Khi đó, dã có tới 120.000 ca nhiễm trên 114 quốc gia với tổng số gần 4400 người chết. Bất chấp những bằng chứng cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đang che giấu nguồn gốc dịch bệnh ở Vũ Hán – bắt giam các bác sỹ và nhà báo khi họ cố gắng lên tiếng cảnh báo – Tiến sĩ Tedros vẫn tán dương Tập Cận Bình như đã phát biểu hôm 28/1: “Chúng tôi đánh giá cao sự nghiêm túc của Trung Quốc trong việc xử lý dịch bệnh.”

Trong một cuộc họp báo, tiến sĩ Tedros bác bỏ ý kiến của một nhà báo rằng tổ chức WHO bị áp lực khi phải “xun xoe tâng bốc” Trung Quốc. Ông nói: “Có gì sai trái trong việc thừa nhận này? Bởi vì rõ ràng hành động của Trung Quốc mang lại sự an toàn cho chúng ta. Chúng tôi chỉ nói sự thật và đó là sự thật. Trung Quốc không có nhu cầu được tán dương và tôi cũng không nghĩ là có một quốc gia nào khác cũng đòi hỏi được tán dương như vậy.” Tháng trước, tiến sĩ Tedros lặp lại rất nhiều lần tuyên bố của Trung Quốc rằng không có ca nhiễm bệnh nào mới. Trên trang Tweeter, ông viết: “Đây quả là một thành tựu tuyệt vời, cho phép chúng ta sự đảm bảo rằng dịch corona có thể được bị đánh bại.” WHO cũng chỉ trích những ai sử dụng thuật ngữ “Dịch cúm Trung Quốc” hoặc “Virut Vũ Hán.” Nên nhớ đây là những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong báo giới ngay từ những ngày đầu trước khi nó bị đổi tên lại là Covid-19.

Tổng thống Donald Trump đã phải lãnh chịu rất nhiều sự phản đối chỉ vì ông đã thẳng thắn chỉ ra việc thay đổi tên gọi của dịch cúm Tàu nằm trong kế hoạch bóp méo thông tin của Trung Quốc- có liên quan cả đến những viên chức ngoại giao cấp cao- bắt đầu bằng việc phát tán bịa đặt rằng virut cúm tàu Corona được tạo ra bởi CIA. Ông Trump khẳng định với các phóng viên: “Virut này đến từ Trung Quốc. Tôi muốn một sự rõ ràng như vậy.”

Sự sợ hãi khi nhắc đến tên Trung Quốc còn được thấy rõ qua việc Tiến sĩ Bruce Aylward, một viên chức của WHO, phớt lờ không nghe thấy câu hỏi của phóng viên liên quan đến Đài Loan trong một cuộc phỏng vấn. Về sau, ông này lúng túng nói Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Cũng chính tiến sĩ Aylward này đã dẫn đầu một nhóm nhân viên WHO đến Trung Quốc cuối tháng 2 vừa qua để xem xét việc ứng phó với dịch bệnh của Trung Quốc. Ông này nói với báo giới rằng: “Nếu tôi bị nhiễm Covid-19, tôi mong muốn được chữa bệnh ở Trung Quốc.” Hôm thứ ba vừa qua, dân biể Rick Scott (Úc châu) kêu gọi quốc hội nước này phải điều tra vai trò của WHO trong việc giúp đỡ Trung Quốc bao che thông tin về dịch bệnh.

Thủ tướng Morrison của Úc châu khẳng định: “Sứ mạng của WHO là thu thập các thông tin sức khỏe cộng đồng để các quốc gia có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm bảo vệ sự an toàn của các công dân.” “Liên quan đến dịch Corona, tổ chức này đã thất bại. Họ cần chịu trách nhiệm vì những thông tin sai lệch và trợ giúp Đảng cộng sản Trung Quốc che giấu dịch bệnh toàn cầu. Chúng tôi nhận thấy Trung QUốc đang nói dối về số liệu các ca nhiễm và tử vong, các thông tin mà họ có và thời điểm mà họ biết dịch bênh.- Đây lại là những điều mà WHO chẳng hề bận tâm điều tra thêm. Sự tắc trách của họ trả giá bởi các tính mạng thường dân.” Thủ tướng Morrison cũng đề nghị Hoa Kỳ, quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ngân quỹ hàng năm của WHO (15%), nên xem xét lại “liệu những người đóng thuế ở Hoa Kỳ có nên tiếp tục dành hàng triệu đô la mỗi năm để nuôi một tổ chức mù quáng đi theo chương trình của Đảng cộng sản Trung Quốc.”

Duc Trung Vu, C.Ss.R

Dịch từ news.com.au

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.