Hai phút tìm hiểu thần học (5): Kinh tin kính Nicea

Kinh Tin Kính Nicea được coi là nền tảng của Kitô giáo chính thống trong cả hai giáo phương Đông và phương Tây. Từ “kinh tin kính” bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Latinh credo (“Tôi tin”), mà nhiều kinh tin kính bắt đầu bằng từ này. Mặc dù trọng tâm của kinh tin kính Nicene này chủ yếu là Kitô học, tầm quan trọng của nó liên quan đến chức năng như là một “quy tắc đức tin” trong các giáo hội. Các tác giả ủng hộ Arian đã lập luận rằng Đức Kitô không hoàn toàn là Thiên Chúa mà chỉ được coi là “trưởng tử trong số các thọ tạo”. Nhằm phản bác luận điệu của chủ thuyết Arians, Công đồng Nicea (tháng Sáu 325) đã soạn thảo một tuyên ngôn đức tin ngắn gọn, dựa trên một kinh tin kính được sử dụng tại Jerusalem trong bí tích rửa tội. Kinh tin kính này nhằm khẳng định thiên tính đầy đủ của Đức Kitô chống quan điểm của chủ thuyết Arian về tình trạng tạo vật của CHúa Giê-su, kèm theo bốn lời lên án rõ ràng về quan điểm của Arian cũng như ba điều khoản về đức tin. Vì các chi tiết đầy đủ về tiến trình của Công đồng Nicea hiện đã bị mất, chúng ta buộc phải dựa vào các nguồn thứ cấp (chẳng hạn như các nhà sử học giáo hội, và các tác giả như Athanasius thành Alexandria và Basil thành Caesarea) đê có được văn bản của Kinh Tin Kính này. Lưu ý rằng bản dịch được cung cấp ở đây là bản gốc tiếng Hy Lạp chứ không phải phiên bản Latinh của Hilary of Poitiers. Cũng lưu ý thêm rằng thuật ngữ “Kinh Tin Kính Nicea” thường được sử dụng như một cách ngắn hơn để đề cập đến “Kinh Tin Kính Niceno-Constantinopolitan”, có một cuộc thảo luận dài hơn đáng kể về con người của Đức Kitô và cũng đưa ra những tuyên bố liên quan đến giaos hội, sự tha thứ và cuộc sống vĩnh cửu. Xem thêm 1.6, 2.7, 2.23, 4.16.

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.

Vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. “Về những người nói rằng “trước khi Ngài được sinh ra thì Ngài không có tồn tại”, và “Ngài đã xuất hiện từ chỗ không có gì cả”, hoặc những người tuyên bố rằng Con của Thiên Chúa có bản chất hay tính chất khác biệt, hoặc bị phụ thuộc vào sự thay đổi – Hội Thánh Công giáo và Tông đồ kết án những lời này.” Amen.

Bình luận

Rõ ràng là kinh tin kính này đặc biệt chống lại lập tường của Arius, có thể được tóm tắt như sau:

1 Người Con là một tạo vật, giống như tất cả các tạo vật khác, xuất phát từ ý muốn của Thiên Chúa.

2 Do đó, thuật ngữ “Người Con” là một phép ẩn dụ, một loại kính ngữ nhằm nhấn mạnh thứ hạng của Người Con trong số các tạo vật khác. Nó không ngụ ý rằng Cha và Con chia sẻ cùng một bản thể hoặc địa vị.

3 Địa vị của Người Con tự nó không phải là kết quả của bản chất của Đức Chúa Con, nhưng là ý muốn của Đức Chúa Cha. Mỗi lời lên án cụ thể trong văn bản đều chống lại khẩu hiệu chiến đấu của nhóm chủ thuyết Arian. Việc sử dụng cụm từ “đồng nhất với Đức Chúa Cha [homoousion to patri]” là đặc biệt quan trọng. Trong cuộc tranh cãi Arian của thế kỷ thứ tư, cuộc tranh luận đã tập trung vào hai thuật ngữ như những mô tả có thể có về mối quan hệ của Chúa Cha với Chúa Con. Thuật ngữ homoiousios, có nghĩa là “cùng bản chất tương tự” hoặc “cùng tồn tại giống nhau”, được một số người coi là đại diện cho một sự thỏa hiệp khôn ngoan, cho phép mối quan hệ chặt chẽ giữa Cha và Con được khẳng định mà không cần bất kỳ suy đoán nào thêm về bản chất chính xác của mối quan hệ đó. Tuy nhiên, thuật ngữ đối thủ homoousios, “cùng một chất” hoặc “cùng một bản thể”, cuối cùng đã giành được thế thượng phong. Mặc dù chỉ khác nhau bởi một chữ cái từ thuật ngữ thay thế, nhưng nó thể hiện một sự hiểu biết rất khác nhau về mối quan hệ giữa Cha và Con; cụ thể là, Chúa Con giống hệt Chúa Cha về bản thể hoặc sự tồn tại của họ – hoặc, nói một cách chính thức hơn, rằng Con giống hệt nhau về mặt bản thể học với Cha. Sự khẳng định này kể từ đó đã được coi là một chuẩn mực của Kitô học rong tất cả các giáo hộ Kitô giáo, dù là Tin lành, Công giáo hay Chính thống.

CÂU HỎI CHO NGHIÊN CỨU

1 Kinh tin kính này tập trung vào căn tính của Đức Kitô, và đặc biệt là mối quan hệ của Ngài với Thiên Chúa Cha. Tại sao lại như vậy? Tại sao kinh tin kính này ít có sự liên quan đến các khía cạnh khác của đức tin Kitô giáo? Bạn có thể muốn so sánh Kinh tin kính này với Kinh Tin Kính của các Tông đồ sau này (1.6) để hiểu rõ điểm này.

2 Vấn đề mấu chốt trong cuộc tranh luận về việc Chúa Con là homoiousios hay homoousios với Đức Chúa Cha là gì? Điều này có quan trọng không?

3 Kinh tin kính này có ý nghĩa gì khi nó khẳng định rằng Đấng Ki-Tô là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng; Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Trời thật”?

Duc Trung Vu, CSsR chuyển ngữ

Đọc thêm:

1. Hai phút tìm hiểu thần học: Justin Martyr bàn về Triết học và Thần học

2. Hai phút tìm hiểu thần học: Clement of Alexandria bàn về triết học và thần học

3. Hai phút tìm hiểu thần học: Tertullian bàn về mối liên hệ giữa triết học và dị giáo

4. Hai phút học thần học: Thánh Augustine thành Hippo bàn về triết học và thần học