Đọc bài liên quan:
(1). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Sở đất ở Thái Hà
(2).Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Xây dựng và khánh thành Nhà Hà Nội
(3). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Tập và Học Viện đào tạo tu sĩ
(4). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Nhà thờ Thái Hà và Việc sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
(5). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Hà Nội những năm thử thách 1940-1946
(6). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Nhà Hà Nội sau năm 1954 – Cha Paquette và cha Côté
(7). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội: Cha Giuse Vũ Ngọc Bích
(8). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Thầy Clemente Đạt và Cha Giuse Trần Hữu Thanh
(9). Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội : Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên
NHÀ THỜ THÁI HÀ:
Nhu cầu phải có nhà thờ tại Thái Hà. Công việc được cha Bề trên Michaud tiến hành. Ông Lagisquet vẽ họa đồ và chịu trách nhiệm công trình. Ông tính chi phí vào quảng 87.700 vnd, tương đương 55.000 đôla. Nhà thờ dài 60m, rộng 20m.
Việc xây nhà thờ Thái Hà cần thiết vì nhà nguyện nhỏ tạm không còn đủ cho giáo dân ngày càng đến đông và việc hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được khai mạc từ 1932 … đã lôi kéo rất nhiều người từ khắp nơi về. Cần phải có một nơi thờ phương xứng đáng hơn.
Ngày 23-10-1934, việc xây nhà thờ Thái Hà Hà Nội được khởi sự. Ngày 25-2-1935,
phần móng được hoàn thành. Các bức tường lên cao và ngày 18-5-1935, sườn sắt được đưa về. Công trình tiến hành mau chóng và ngày 27-7-1935 ngôi nhà thờ được khánh thành làm phép, với sự chủ lễ của cha PÉDIBEAU, cha chính Hànội.
Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được nước trọng thể vào nhà thờ ngày 7-8 và từ đó mỗi thứ 7, từng đoàn người đưa nhau về hành hương Đức Mẹ 5 lần trong một ngày. Ba cổ chuông đã được Đức cha Gendreau làm phép được đưa vào một cái tháp nhỏ ở phía sau nhà thờ. Các chuông này do ông Lê Văn Bảy tặng, mang thánh hiệu Giuse, Gioan Baotixita và Antôn. Ngôi tháp tạm này đã tồn tại cho đến nay. Nhà thờ tạm đã tồn tại cho đến năm 2005 được xây mới lại.
Ngoài việc giảng Đại phúc, cấm phòng, mục vụ tại nhà thờ, nhà Thái Hà còn là nơi phát xuất nhiều hoạt động tông đổ như việc dịch và xuất bản các sách của Thánh Tổ Anphong từ năm 1931, nguyệt san Đức Bà Hằng Cứu Giúp, do sáng kiến của cha Bề trên Michaud, ra số đầu ngày 23-6-1935.
VIỆC SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Cha Gérard Michaud bề trên nhà Hà Nội, ngay từ thời gian đầu, đã rất nhiệt thành truyền bá lòng tôn sùng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 5-1941) Một trong 4 ngôi nhà đã có sẵn được dùng làm nhà nguyện, nơi các giáo hữu quanh vùng đã đến dự các buổi kinh lễ và Hành Hương kính viếng ảnh Đức Mẹ. Việc tôn sùng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã khởi sự tại đây ngày 3-12-1932, và khi xây xong nhà thờ thì ảnh Đức Mẹ đã được rước trọng thể về nhà thờ mới. Từ đó cho đến nay, kể cả trong những thời buổi khó khăn nhất, việc sùng kính Đức Mẹ vẫn không hề đứt quãng, với 5 lần hành hương mỗi ngày thứ bẩy.
Tổng hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng được cha Michaud thành lập với số hội viên ngày càng đông. Ngày nay, các giờ hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn luôn được rất đông giáo dân từ các nơi kéo về tham dự mỗi ngày thứ bẩy mà giờ hành hương vào buổi trưa có nhiều người từ rất xa kịp đến ban sáng và còn thời giờ để trở về nơi ở xa xôi của họ.
Tuần Tam Nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được tổ chức lần đầu tiền tại Thái Hà trong 3 ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 1932, với sự tham dự của Đức Giám mục Địa phận, Đức cha Gendreau.
GIÁO XỨ THÁI HÀ
Đức cha Allys không khi nào nói đến việc Dòng Chúa Cứu Thế làm mục vụ giáo xứ. Ngài đã hiểu rõ mục đích của Dòng, cách riêng khi Dòng được Thánh Bộ Truyền Giáo mới đến Đông Dương. Đối với Đức Giám Mục Gendreau của Hanội thì lại khác. Ngài đã tỏ ý trao cho Dòng Chúa Cứu Thế nhiệm vụ coi xứ, chống lại với việc lập Tiểu Đệ tử Hà Nội, xem các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế cũng như các thừa sai Paris.
Cuối cùng thì vào năm 1939, Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội đã phải chấp nhận phụ trách Giáo xứ Thái Hà. Cha bề trên tại đây cũng như Tổng quyền Roma đã chấp nhận lời yêu cầu của Giáo quyền coi như đó là một điều kiện tạo thuận lợi cho sự tồn tại của Dòng Chúa Cứu Thế tại miền Bắc, cách riêng tại Hà Nội.
Cha bề trên nhà từ cha Pamphile Couture, qua cha Louis Roy, Gérard Boissonnault và đến vị bề trên trên người Việt đầu tiên, cha ANTÔN NGUYỄN ĐỨC TUYÊN được sự quần cộng tác của các cha nhất là cha Vaillancourt, Hiệp, Paquette.. đã tổ chức giáo xứ, đến các họ đạo, lập trường, nhà nguyện, cơ sở xã hội, các hội đoàn…. Với Genève 1954, cha Tuyên về làm bề trên nhà Huế thay cha Paquette ra lãnh nhiệm vụ bề trên, chánh xứ Thái Hà cho đến khi bị trục xuất và người nối tiếp các nhiệm vụ chỉ còn một mình và trong lành suốt 34 năm từ 1959 đến 1993 đã duy trì sự hiện diện của Dòng Chúa Cứu Thế và mục vụ giáo xứ tại Thái Hà, cha Giuse Vũ Ngọc Bích.
(còn tiếp)
Lịch Sử Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do, DCCT