Chúa Nhật Tuần XVI Thường Niên: Phục vụ theo gương Chúa

Thái Hà (22.07.2018) – Các Tông đồ tụ họp chung quanh Đức Giêsu, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. Người bảo các ông: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước các ngài. Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”. (Mc 6,30-34)

Ảnh minh họa (Google)

Vào những năm thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, xuất hiện một trong số những người có tên tuổi nổi tiếng nhất trong việc đấu tranh cho nhân quyền, đó là Martin Luther King. Ông là nhà lãnh đạo được hàng triệu dân da đen châu Mỹ ủng hộ. Họ xem ông như một vị anh hùng, người xướng ngôn, đồng thời cũng là mục tử của họ vì ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền bình đẳng của người dân da đen ở Mỹ cho đến khi bị ám sát ngày 04/04/1968. Nếu không có ông vào những năm ấy, người dân da đen có lẽ không khác gì đám ô hợp bơ vơ lạc lõng. Hình ảnh ấy xem ra có vẻ giống với đám dân được ví như bầy chiên bơ vơ không người chăn dắt trong bài Tin Mừng hôm nay.

Đức Giêsu đã “chạnh lòng thương” dân chúng vì thấu hiểu nỗi thống khổ của mẹ, không muốn để cho họ bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời. Bởi thế, dẫu mệt mỏi vì “người lui kẻ tới quá đông”, Ngưỡi vẫn ra sức dạy dỗ, chỉ cho họ một con đường đến hạnh phúc đích thực. Không chỉ có thế, người cũng rất nhạy cảm, nắm bắt được nhu cầu cần được nghỉ ngơi của các môn đệ khi bảo họ nghỉ ngơi đôi chút cho lại sức.

Hiểu biết, cảm thông và chia sẻ nỗi đau của tha nhân, chính là bổn phận của mỗi Kitô hữu chúng ta. Để được như vậy, ta cần đôi mắt tinh tế để nhìn thấy những người đang đói cơm bánh vật chất, đang khát nghe giảng Tin Mừng để có thể sẵn sàng đáp ứng. Ta cần có quả tim biết chạnh lòng thương” để dễ đồng cảm với hoàn cảnh của tha nhân. Và cuối cùng, ta cần đôi tay biết thực hành Lời Chúa, đem tình yêu thương đến với hết thảy mọi người.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con thêm lòng mến và ơn can đảm để chúng con luôn sẵn sàng phục vụ tha nhân theo mẫu gương của Ngài. Amen.

Suy niệm Tin Mừng hằng ngày,

Chấm nối chấm…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.